My Developer Resolutions for 2017

It’s a new year, and with that comes new opportunities for growth, change, and all the other type of things that you read on motivational posters. In the past, I’ve been pretty good about keeping resolutions, so I thought I would jot down a few and see how many of

 

My Developer Resolutions for 2017It’s a new year, and with that comes new opportunities for growth, change, and all the other type of things that you read on motivational posters. In the past, I’ve been pretty good about keeping resolutions, so I thought I would jot down a few and see how many of them stick.

As the title mentions, these are developer resolutions, so this is certainly not all I’ll be focusing on this year, but I’m sure it’ll still be a major part of my year.

My Developer Resolutions for 2017

Reading, Writing, but Not Arithmetic

Resolutions are about becoming better.

Quite often these changes are physical ones like losing weight and eating right, and while these are great things to focus on, it’s important not to neglect the mental side of things. As a developer, there are countless big name books out there that folks commonly recommend as the seminal works to become a great developer and for the most part, they are great.

Last year, I managed to knock a few of these off my lists:

Most were extremely easy and enjoyable (as far as technical books go) reads, and often provided a great deal of insight that I believe that will provide value to just about any developer. Note the asterisk next to Design Patterns will indicate that there was some jumping around, as the book is an extremely dense, dry read and will likely serve better as reference than anything.

So this year, again, I’ll make an endeavor to read a few more of these development classics and may chime in with some reviews as well :

In addition to these, I’m hoping to just read more in general, both technical and non-technical books.

Screens fill too much time of our everyday lives as developers, so it’s nice to grab a book by the cover and spend some time letting your mind fill in all those blanks. Again – it’s not for everyone, but it’s something than I plan to do.

Resolution: Read at least one book a month, and aim for an even split between technical and non-technical books. Maybe consider writing reviews or summaries and becoming a total sell-out?

My Developer Resolutions for 2017

Tu Parle F#? Learning a Language or Two

As a developer that has spent the majority of his career within the .NET stack, it’s easy to become spoiled with C#. It’s an incredibly useful and well-designed general purpose language, but sometimes, you just need to spice it up.

For years, the following languages have summed up 90%+ of my everyday development activities:

  • C#
  • JavaScript / TypeScript
  • SQL

While I don’t really count things like HTML or CSS in there, and the occasional legacy sprinklings of Visual Basic, or at worst VB6, it’s safe to say that things don’t change too much. So I thought, why not mix it up and either knock the rust off of something that I learned long ago, like C or Python, or learn something new entirely, like F#?

F# is a fairly safe language to learn as it still falls within the Microsoft umbrella and would likely see a bit of play in my day-to-day work. So if I was going to learn a functional one, why not F#? But then I figured, let’s break the mold entirely and learn something else like Go, which as a concurrent language might shake things up.

Resolution: Learn at least one new programming language, preferably two that are quite different from what I normally use.

My Developer Resolutions for 2017

Community is Key

The development community is still extremely important to me, and it has given me far more than I could ever reciprocate. Despite this, I’m still going to try and make my best effort to keep helping my fellow developers in any way that I can.

Regardless of the medium; blog posts, discussions on Slack, answering questions on sites like Stack Overflow or the ASP.NET Forums, or even talking to developers locally, I want to continue to help developers succeed and continue to learn along the way.

For the past few years, I have done this with a ridiculous level of vigor, however last year quite a few things changed with the birth of my son. While I may not spend as many late nights as I used to answering questions or having discussions about application architectures, I’m still there always willing to lend a helping hand.

Resolution: Blog at least once or twice a month, and continue to heavily participate in forums, user-groups, and other events. All done while my son goes through his terrible twos.

Hodgepodge

There are a ton of other “small” things that I’d like to focus on during the year, which didn’t quite deserve a larger section within this post, but include:

  • Taking advantage of Pluralsight and watching more courses. They are always so well-done and generally you can get quite a lot out of them.
  • Consider furthering my education and enrolling in a Master’s program, in case I ever wanted to do a bit of teaching on the side (or just to see how some of those Computer Science courses look with some experience behind them).
  • Giving a little TLC to some of my open-source projects and being a bit more mindful of just how many people actually use them. Basically, just updating them more frequently…
  • Maybe settle on a god-damn JavaScript framework? Maybe? I mean I don’t know, this could be an entire blog post and there will probably be three frameworks released by the time I publish this…

LINK: https://www.codeproject.com/Articles/1165377/My-Developer-Resolutions-for

Founder DesignBold: “Chúng tôi có thể đạt được doanh thu như Flappy Bird vào cuối năm nay”

Theo như dự tính, cuối năm nay DesignBold có thể đạt được mốc doanh thu 50.000 USD/ngày như game của Nguyễn Hà Đông và có thể duy trì mức này lâu hơn nhiều so với Flappy Bird.

Anh Hùng Đinh, CEO JoomlArt – founder của ứng dụng DesignBold.

Chỉ chưa đến 7 ngày ra mắt, DesignBold – một ứng dụng thiết kế của người Việt đã đạt được doanh thu hơn 80.000 USD.

Theo tính toán của founder startup này, dự tính đến cuối năm 2016, DesignBold sẽ phá kỷ lục của Flappy Bird Nguyễn Hà Đông – game Việt từng một thời làm đảo lộn cuộc sống người chơi trên thế giới.

Cha đẻ của dự án, Hùng Đinh – CEO JoomlArt cho biết, DesignBold không phải là hiện tượng mà được xây dựng để đem lại giá trị lâu dài:

– Chào anh. Những ngày qua, cái tên DesignBold không chỉ khiến cộng đồng startup Việt mà cả cộng đồng design thế giới xôn xao khi được so sánh với Flappybird của Nguyễn Hà Đông. Anh có thể chia sẻ ý tưởng làm nên sản phẩm đặc biệt này?

– Đầu năm 2015, tôi tham gia một khóa học kéo dài 1 tháng ở Israel. Giảng viên yêu cầu 5 người từ các nước khác nhau vào một nhóm và đưa ra những ý tưởng khởi nghiệp của nhóm mình.

Vốn có ý tưởng về một nền tảng công nghệ thiết kế từ trước, tôi đề xuất và được các thành viên rất ủng hộ. Cùng với kinh nghiệm trong ngành đang khởi nghiệp, tôi tiến hành làm luôn. Chỉ trong vòng một tháng, bản thử nghiệm đã được chạy thử tại Israel và được đánh giá rất cao.

Trở về nước, sau hơn 1 năm trời ròng rã, tôi và đội ngũ ở Việt Nam đã dồn toàn tâm toàn lực xây dựng sản phẩm để DesignBold chính thức ra mắt thị trường vào ngày 25/10/2016.

– Sau hơn 1 tuần ra mắt, đến nay Designbold đã có kết quả như thế nào?

– DesignBold không đơn giản chỉ một phút huy hoàng rồi chợt tắt như Flappy Bird, chúng tôi đang tham gia một cuộc cách mạng lâu dài và bền vững nhằm góp phần thay đổi hoàn toàn trải nghiệm thiết kế đồ họa truyền thống.

Chưa đến 7 ngày tung ra thị trường, Designbold đã nhận được sự chào đón của người dùng với 20.336 lượt đăng kí, tham gia hệ thống, hơn 2026 khách hàng trả tiền với trên 80.000 USD.

– Anh có thể lý giải về ý tưởng xây dựng DesignBold?

– DesignBold xuất phát từ ý tưởng của tôi nhằm thay đổi hoàn toàn trải nghiệm thiết kế đồ họa truyền thống.

Với cách làm cũ, cả 2 bên khách hàng và thiết kế có một khoảng cách rất lớn, làm việc trao đổi chủ yếu qua điện thoại, email. Quá trình hoàn thiện sản phẩm phải kéo dài từ 7-10 ngày, thậm chí còn lâu hơn rất nhiều khi có yêu cầu thay đổi từ các bên. Người dùng lại thường không đủ thời gian và khả năng để sử dụng được các phần mềm thiết kế chuyên dụng nếu muốn có chỉnh sửa nhỏ.

Tham vọng của chúng tôi là thay đổi cách thiết kế sao cho nhanh, gọn và hiệu quả. Chúng tôi cũng muốn mở rộng chuỗi giá trị cho nền tảng này khi hợp tác cùng các đơn vị in ấn chuyên nghiệp. Việc hợp tác sẽ là một cuộc cách mạng lâu dài và bền vững nhằm góp phần thay đổi hoàn toàn trải nghiệm thiết kế đồ họa truyền thống.

– Anh nói sao khi có ý kiến cho rằng DesignBold giống Canva?

– Mới bắt đầu bạn sẽ cảm thấy mô hình này từa tựa với Canva. Tuy nhiên, ngoài việc phát triển Tool (công cụ) thiết kế, chúng tôi tạo ra 1 Platform (nền tảng) kết nối các bạn làm về thiết kế, marketing với các khách hàng (chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, khởi nghiệp không có nhân viên thiết kế) trên toàn thế giới, giúp có được các sản phẩm thiết kế trong thời gian ngắn hơn, hiệu quả hơn.

DesignBold còn hỗ trợ khách hàng đưa sản phẩm đến nhà in mà họ lựa chọn. Tùy thuộc vào dự án, song nền tảng này sẽ rút ngắn thời gian hoàn tất cả quá trình nhanh gấp khoảng 6-7 lần.

Còn về ý kiến cho rằng giống Canva, bạn có thể nhìn đó, những sản phẩm như Uber hay Grab cũng tương tự nhau nhưng cách thức hoạt động thì khác hẳn.

Tôi quan niệm, cùng với một vấn đề, quan trọng là cách giải quyết đột phá và mang tính chiến lược. Bất kỳ một sản phẩm nào cũng có các sản phẩm thay thế, điểm vượt trội là anh phải làm nó tốt hơn hẳn, mà trọng trách này nằm ở đội phát triển sản phẩm. Khi sản phẩm đã tốt rồi thì khách hàng sẽ tự tìm dến mình.

– Anh có lo ngại về tình trạng nhiều designer có chiều hướng liên kết với khách hàng để làm freelancer trong quá trình từng cộng tác với DesignBold?

– DesignBold khác với freelancer, vì có 1 hệ thống chuyên nghiệp, cung cấp cho 2 bên công cụ hỗ trợ tốt hơn. Chúng tôi cung cấp cho người dùng một nền tảng hoàn chỉnh, qua đó, khách hàng và cả designer sẽ hoàn thiện công việc một cách tốt nhất.

– Với quy mô toàn cầu như hiện tại, thị trường lớn nhất của DesignBold là khu vực nào?

– 99% là thị trường Mỹ.

– Ở Việt Nam, mọi người đều chuộng sản phẩm miễn phí trong khi giá phần mềm này được cho là hơi cao. Liệu người Việt có tiếp cận được với sản phẩm này?

– Tôi cũng không kỳ vọng nhiều vào thị trường Việt Nam. Thực tế, thị trường software của Việt Nam khá thiệt thòi. Nền công nghệ của Việt Nam chưa thực sự được chú trọng. Việc trả lương cho IT và cho người làm về sáng tạo chưa thực sự xứng với công sức họ bỏ ra.

Bên cạnh đó, với thói quen tiêu dùng hiện tại của người Việt, họ chưa sẵn sàng bỏ ra mấy triệu để mua một sản phẩm dù sản phẩm sẽ đảm bảo tiệt kiệm được thời gian và mang lại hiệu quả.

Mở ra hướng đi mới về ngành in ấn có thể là một cách tiếp cận khá hợp lý.

Chi phí của một xưởng in không hề rẻ, khoảng 2-3 tỷ nếu đầu tư một xưởng cực kỳ bé. Nếu mình đặt một đơn hàng chỉ 100.000 đến vài trăm nghìn đồng thì họ chắc chắn lỗ vì công nghệ còn rất truyền thống. Thị trường cứ phân mảnh và chính người dùng cũng khó nắm bắt được giá cả cũng như chất lượng in.

Nhưng khi được kết hợp với DesignBold, thị trường này sẽ trở nên rõ ràng và minh bạch và người tiêu dùng cũng dễ dàng lựa chọn hơn.

– Đâu là khó khăn trong quá trình hoàn thiện và phát triển DesignBold?

– Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, vấn đề bản quyền cũng khiến tôi đau đầu. Bản quyền về hình ảnh, tài liệu sáng tạo, cho đến những sản phẩm có giá trị trí tuệ còn khá trôi nổi, đặc biệt chưa được quản lý tốt ở Việt Nam.

DesignBold minh bạch hóa vấn đề này, hiện tại chúng tôi đang tuân thủ mặt bản quyền toàn bộ theo quy chuẩn quốc tế. Vì chúng tôi không public sản phẩm mà phải thông qua một hệ thống có tính bảo mật 100%. Khách hàng và thiết kế cũng được hướng dẫn để cẩn thận với việc sản phẩm bị thoát ra ngoài, vượt tầm kiểm soát cũng như trách nhiệm của DesignBold

– Anh cũng từng ví sự thành công của dự án này với Flappy Bird, đến khi nào DesignBold sẽ đạt được 50.000 USD/1 ngày như game của Nguyễn Hà Đông?

– Theo như dự tính, cuối năm nay chúng tôi có thể đạt được mốc doanh thu này.

Tuy nhiên, DesignBold không phải là game, game thường có nhiều người yêu nhưng mai có thể bỏ, chỉ mang tính giải trí, thường có hiệu ứng trong khoảng thời gian ngắn. Trong khi ứng dụng của chúng tôi hỗ trợ liên tục và mang giá trị lâu dài.

Với khả năng tương tác cao và chia sẻ, sản phẩm còn tạo hiệu ứng lâu dài về tư duy thiết kế và xây dựng các bộ nhận diện mang tầm quốc tế.

LINK: http://ictnews.vn/khoi-nghiep/founder-designbold-chung-toi-co-the-dat-duoc-doanh-thu-nhu-flappy-bird-vao-cuoi-nam-nay-145442.ict

Hướng dẫn cài đặt và cấu hình Android Studio

Hướng dẫn cài đặt và cấu hình Android Studio

1- Download Android Studio

Kết quả bạn download được:

2- Các cài đặt đòi hỏi

Đảm bảo rằng máy tính của bạn đã cài đặt Java phiên bản 7 trở lên. Ở đây tôi đã cài đặt sẵn Java phiên bản 8:
Nếu chưa cài Java bạn có thể xem hướng dẫn tại:

3- Cài đặt Android Studio

Lựa chọn tất cả các options.
The Android SDK (software development kit) là một tập hợp các công cụ được sử dụng để phát triển ứng dụng cho Android. Android SDK bao gồm:

  • Các thư viện đòi hỏi
  • Bộ dò lỗi (Debugger)
  • Thiết bị mô phỏng (emulator)
  • Các tài liệu liên quan cho Android API.
  • Các đoạn code mẫu.
  • Các hướng dẫn cho hệ điều hành Android.
Android Virtual Device (AVD) là một cấu hình thiết bị, nó chạy với bộ giả lập Android (Android emulator). Nó làm việc với bộ giả lập để cung cấp một môi trường thiết bị ảo cụ thể, để cài đặt và chạy ứng dụng Android.
Intel Hardware Accelerated Execution Manager (Intel® HAXM) là một phần cứng hỗ trợ ảo hóa (hypervisor) có sử dụng công nghệ Intel Virtualization Technology (Intel® VT) để tăng tốc độ ứng dụng Android trên máy chạy phần mềm giả lập Android.
Chọn thư mục cài đặt:
  • Android Studio Installation Location:  C:\DevPrograms\Android\Android Studio
  • Android SDK Install Location: C:\DevPrograms\Android\sdk

Nếu máy tính của bạn được trang bị phần cứng tốt, bộ giả lập Android (Android Emulator) có thể chạy được trong chế độ tăng tốc (Accelerated performance mode).

Bạn có thể cấu hình chỉ định số lượng RAM tối đa dành cho bộ quản lý tăng tốc phần cứng ( Intel Hardware Accelerated Manager – HAXM) . Khuyến nghị là 2GB.

Chú ý: Khi bạn đặt chỗ một lượng RAP lớn, có thể là nguyên nhân làm các chương trình khác chạy chậm đi khi bạn đang sử dụng bộ giả lập Android x86 với HAXM.

Bạn đã cài đặt xong Android Studio.

4- Chạy Android Studio

Trong lần chạy đầu tiên, Android Studio hỏi bạn có nhập khẩu các sét đặt từ phiên bản Android Studio mà bạn có thể đã cài đặt trước đó hay không. Bạn có thể chọn NO.
Lựa chọn một Theme mà bạn thích:
Trong lần chạy đầu tiên, Android cần download một vài thành phần. Bạn cần chờ đợi cho tới khi tiến trình download và cài đặt hoàn thành.

5- Cài đặt Intel® HAXM

Tiếp theo bạn cần phải kiểm tra xem “Intel® HAXM” (Intel Hardware Accelerated Execution Manager: Phần mềm quản lý tăng tốc phần cứng) đã được cài đặt chưa, nếu chưa bạn cần phải cài đặt nó.

Nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn cần tạo một Project Hello World và sau đó cài đặt “Intel® HAXM”.

Cài đặt Intel® HAXM:

6- Hướng dẫn lập trình Android cho người mới bắt đầu

Có phải thiết kế đã chết?

[TCLT] Martin Fowler là diễn giả, nhà tư vấn và tác giả của rất nhiều sách có ảnh hưởng về phát triển phần mềm, thiết kế và phân tích hướng đối tượng, UML, mẫu thiết kế, các phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt, và cả XP. Thấy được những băn khoăn của nhiều người mới bắt đầu thực hành XP và Agile về vai trò của thiết kế nên chúng tôi quyết định dịch một bài viết rất quan trọng của ông có tên “Có phải thiết kế đã chết?”Nhiều người mới tiếp xúc với Extreme Programming (XP) cho rằng XP muốn giết chết thiết kế phần mềm. XP không chỉ chế nhạo việc thiết kế là “Big Up Front Design”(thiết kế hoàn hảo trước, viết mã chương trình sau) mà cả những kỹ thuật như UML, khung làm việc (framework) linh hoạt, mẫu thiết kế (pattern) cũng không được nhấn mạnh, thậm chí gần như là bỏ qua. Thực tế XP chứa rất nhiều thiết kế, nhưng ở một cách khác so với quy trình phát triển phần mềm đã xác lập. XP làm trẻ lại ý niệm về thiết kế tiến hóa bằng những kỹ thuật để chiến thuật thiết kế tiến hóa có thể thành công. XP cũng đưa ra những thử thách và kỹ năng mới mà một nhà thiết kế phải học đó là cách làm theo thiết kế đơn giản, cách dùng tái cấu trúc để giữ cho thiết kế trong sáng và cách dùng mẫu theo cách tiến hóa.Tháng 5, 2004.


XP thách thức nhiều giả định phổ biến trong phát triển phần mềm. Một trong những tranh cãi lớn nhất trong số này là sự phủ nhận của thiết kế up – front, và thay vào đó là thiết kế tiến hóa. Đối với những người dèm pha thì đó là lối phát triển “lập trình và sửa” của kiểu tấn công hệ thống. Người hâm mộ thiết kế tiến hóa thì phủ nhận các kỹ thuật thiết kế (như UML), nguyên lý và mẫu thiết kế. Đừng lo lắng về thiết kế, nếu bạn lắng nghe mã nguồn của mình, một thiết kế tốt sẽ xuất hiện.

Cuộc tranh luận này diễn ra không ngừng trong tôi. Một thời gian dài tôi đã làm việc với UML, các tiền thân của UML và cả mẫu thiết kế. Thực tế tôi đã viết sách về cả UML và mẫu thiết kế. Liệu sự gắn kết của tôi với XP có nghĩa là sự công khai chối bỏ tất cả những gì đã viết về những chủ đề trên, làm sạch tâm trí tôi với những ý niệm tiến hóa? Tôi cũng không kỳ vọng có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng băn khoăn. Câu trả lời ngắn gọn là không. Câu trả lời dài hơn chính là phần còn lại của tài liệu này.

 

Thiết kế có kế hoạch và thiết kế tiến hóa

Trong tài liệu này tôi sẽ giới thiệu hai phong cách thiết kế trong phát triển phần mềm. Có lẽ phong cách phổ biến nhất là thiết kế tiến hóa. Bản chất, thiết kế tiến hóa được xây dựng cùng với cài đặt hệ thống. Thiết kế là một phần của quy trình lập trình, cũng như khi thay đổi thiết kế của chương trình .

Trong những áp dụng thường gặp, thiết kế tiến hóa là thảm họa. Thiết kế cuối là một mớ các thiết kế rời rạc của những quyết định cục bộ, những thiết kế gây khó khăn cho lập trình viên khi thay đổi. Bằng nhiều cách bạn có thể kết luận đây không phải là thiết kế, và điều này thường cho ta một thiết kế tồi. Như Kent nói, thiết kế cho phép ta thay đổi phần mềm một cách dễ dàng trong thời gian dài. Khi thiết kế hỏng, bạn sẽ có một phần mềm ở trạng thái hỗn loạn. Càng ngày thiết kế càng tệ hơn, bạn không chỉ khó thay đổi phần mềm mà còn khó tìm và xử lý lỗi ở một phần mềm dễ phát sinh lỗi. Đó là cơn ác mộng “viết mã và sửa lỗi”, ở đó việc sửa lỗi trở nên tốn kém theo cấp số mũ nếu dự án tiếp tục.

Thiết kế có kế hoạch được sinh ra từ đây, nó chứa một quan điểm ở một nhánh khác của kỹ thuật. Nếu bạn xây một cái chuồng chó, bạn chỉ cần ghép một vài mảnh gỗ lại theo mô hình thô nào đó. Tuy nhiên khi xây một tòa nhà chọc trời bạn không thể làm theo cách đó. Tòa nhà sẽ đổ trước khi bạn hoàn thành một nửa. Do đó bạn bắt đầu với bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ được hoàn thành ở một phòng kỹ thuật như của của vợ tôi ở trung tâm Boston. Khi thiết kế, vợ tôi phác ra tất cả mọi vấn đề, một phần từ các phân tích toán học, còn hầu hết từ các quy tắc xây dựng. Bộ quy tắc này trình bày cách thiết kế cấu trúc dựa trên kinh nghiệm (một số dựa trên toán học). Khi hoàn thành thiết kế, công ty của cô giao cho một công ty khác để xây dựng tòa nhà.

Thiết kế có kế hoạch trong phần mềm cũng tương tự. Nhà thiết kế tìm ra những vấn đề lớn sẽ xảy ra. Họ không cần viết mã bởi họ không xây phần mềm mà họ thiết kế. Bởi thế họ có thể dùng những kỹ thuật như UML để không phải làm việc với những chi tiết của lập trình và cho phép nhà thiết kế làm việc ở mức độ trừu tượng cao hơn. Một khi hoàn thành thiết kế, họ sẽ giao cho một nhóm khác (cũng có thể là một công ty khác) để xây. Bởi nhà thiết kế nhìn ở mức cao nên tránh được những quyết định mang tính cục bộ có thể dẫn tới một phần mềm hỗn loạn. Lập trình viên có thể làm theo hướng của thiết kế để có một hệ thống được xây dựng tốt.

Cách tiếp cận thiết kế có kế hoạch xuất hiện từ những năm 70 và đã được rất nhiều người sử dụng. Theo nhiều mặt thì cách tiếp cận này tốt hơn thiết kế tiến hóa viết mã và sửa. Nhưng nó cũng có một số vấn đề. Vấn đề thứ nhất là không thể nghĩ ra hết mọi vấn đề mà bạn phải đối mặt khi lập trình. Nên không thể tránh được những vấn đề làm bạn nghi ngờ thiết kế khi lập trình. Tuy nhiên nếu nhà thiết kế đã hoàn thành và chuyển sang dự án khác thì điều gì xảy ra? Lập trình viên bắt đầu lập trình xoay quanh thiết kế và sự hỗn loạn bắt đầu. Ngay cả khi nhà thiết kế chưa đi thì việc sắp xếp lại các vấn đề, thay đổi thiết kế và mã nguồn cũng mất thời gian. Thông thường có một cách sửa nhanh hơn với áp lực thời gian. Khi đó sự hỗn loạn lại xuất hiện.

Xa hơn là vấn đề về văn hóa. Nhà thiết kế được làm việc như nhà thiết kế vì kỹ năng và kinh nghiệm, nhưng họ cũng bận rộn thiết kế và không có nhiều thời gian để viết mã nữa. Hơn nữa công cụ và tài nguyên của phát triển phần mềm thay đổi với nhịp độ nhanh. Khi không viết mã nữa thì  bạn có thể bỏ sót những thay đổi công nghệ, bạn sẽ mất đi sự tôn trọng trọng của những người viết mã.

Có căng thẳng giữa người xây dựng và thiết kế xảy ra trong xây dựng, tuy nhiên những căng thẳng này còn lớn hơn trong phần mềm. Sự căng thẳng này do một sự khác biệt cơ bản. Có sự khác biệt rõ ràng về kỹ năng giữa người thiết kế và người xây dựng trong xây dựng, nhưng không có nhiều sự khác biệt nay trong phần mềm. Bất cứ lập trình viên làm việc ở môi trường thiết kế bậc cao đều phải rất thành thục. Họ phải đủ thành thục để có thể chất vấn thiết kế của nhà thiết kế đặc biệt khi nhà thiết kế ít hiểu biết hơn về thực tại của các nền tảng phát triển.

Hiện tại ta có thể giải quyết những vấn đề này. Có lẽ chúng ta có thể giải quyết căng thẳng về mặt con người. Có thể chúng ta tìm những nhà thiết kế đủ kỹ năng để giải quyết hầu hết các vấn đề và có một quy trình đủ chặt để thay đổi thiết kế. Tuy nhiên vẫn còn một vấn đề khác: yêu cầu thay đổi. Yêu cầu thay đổi là một trong những vấn đề đau đầu nhất trong những dự án phần mềm tôi tham gia.

Một cách để thích ứng với thay đổi yêu cầu là đưa tính mềm dẻo vào thiết kế, do đó bạn có thể dễ dàng thay đổi. Tuy nhiên việc này cần có sự hiểu biết về những loại của thay đổi mà bạn mong muốn. Thiết kế có thể được hoạch định để đối phó với những loại thay đổi nhất định, nhưng khi thiết kế hỗ trợ những thay đổi tiên đoán được thì sẽ không hỗ trợ (và có thể tổn hại) cho những thay đổi không biết trước. Bởi thế bạn phải hiểu yêu cầu đủ tốt để tách những vùng thay đổi, với những quan sát của tôi điều đó là rất khó.

Bây giờ có một số vấn đề là không hiểu đủ rõ yêu cầu. Nên nhiều người tập trung vào các quy trình kỹ thuật để lấy yêu cầu tốt hơn với hy vọng sẽ tránh được việc phải thay đổi thiết kế về sau. Tuy nhiên hướng này cũng có thể không dẫn tới một liệu pháp đúng. Rất nhiều sự thay đổi trong yêu cầu xảy ra do những thay đổi trong kinh doanh. Điều này thì không thể phòng được dù quy trình xử lý yêu cầu có rất cẩn thận.

Tất cả những điều này làm cho thiết kế có kế hoạch có vẻ là không khả thi. Chắc chắn đó là thử thách lớn. Nhưng tôi không có ý là thiết kế có kế hoạch tệ hơn thiết kế tiến hóa khi nó được sử dụng theo cách “viết mã và sửa”. Thực sự tôi thích thiết kế có kế hoạch hơn là “viết mã và sửa”. Tuy nhiên tôi cũng ý thức được những vấn đề của thiết kế có kế hoạch và cũng đang tìm một hướng mới.

 

Triển khai những kỹ thuật của XP

XP gây tranh cãi vì một số lý do, trong đó có việc XP ủng hộ thiết kế tiến hóa hơn thiết kế có kế hoạch. Như chúng ta biết, có thể không dùng được thiết kế tiến hóa vì nó tạo ra từ những quyết định cục bộ và phần mềm hỗn loạn.

Cốt lõi của nhận định trên là đường cong thay đổi trong phần mềm (change curve). Đường cong nói rằng khi dự án đang tiến hành, cái giá của thay đổi tăng theo cấp số mũ. Đường cong thay đổi thường thể hiện trong câu nói “thay đổi trong phân tích tốn 1 đô la có thể sẽ tốn hàng nghìn đô la để sửa trong sản xuất”. Điều khá hài ước là nhiều dự án vẫn chạy với quy trình cục bộ mà không có công đoạn phân tích, nhưng số mũ đã đề cập vẫn còn đó. Điều này giải thích tại sao thiết kế tiến hóa không thể hoạt động và giải thích tại sao thiết kế có kế hoạch phải được làm cẩn thận vì mọi sai sót cũng đối mặt với vấn đề cấp số mũ.

Giả định cơ bản của XP là có thể “làm phẳng” đường cong thay đổi đủ để cho thiết kế tiến hóa hoạt động. Việc làm phẳng này được hỗ trợ và khai thác triệt để trong XP. Đó chính là một chuỗi các kỹ thuật của XP, và đặc biệt bạn không thể làm phẳng đường cong thay đổi mà không áp dụng các kỹ thuật này. Nguyên nhân phổ biến của các tranh cãi về XP từ đây. Thường những lời phê bình xuất phát từ kinh nghiệm của người chỉ trích khi họ không áp dụng và khai thác các kỹ thuật này. Kết quả khiến họ phát hỏa và khi nhìn thấy XP họ nhớ về các “đám cháy”.

Có rất nhiều kỹ thuật sử dụng trong XP. Ở trung tâm là kỹ thuật Kiểm thử (testing) và Tích hợp liên tục (continuous integration). Nếu không có sự an toàn được cung cấp bởi Kiểm thử, phần còn lại của XP là không thể. Tích hợp liên tục để giữ cho nhóm đồng bộ, để khi bạn thực hiện thay đổi, bạn không phải lo lắng về việc tích hợp với người khác. Hai kỹ thuật này đi cùng nhau có thể có tác động lớn đến đường cong thay đổi. Tôi được nhắc lại điều này khi ở ThoughtWorks. Sử dụng hai kỹ thuật này đánh dấu sự cải tiến trong nỗ lực phát triển. Hiển nhiên giả thiết của XP là bạn nên áp dụng tất cả các kỹ thuật để có sự đột phá.

Tái cấu trúc (Refactoring) cũng đem lại kết quả tương tự. Người tái cấu trúc theo cách được gợi ý trong XP sẽ thấy khác biệt đáng kể trong hiệu quả so với tái cấu trúc truyền thống. Đó là kinh nghiệm của tôi khi được Kent dạy cách tái cấu trúc. Sự thay đổi mạnh mẽ này đã thúc đẩy tôi viết cả một quyển sách về nó.

Jim Highsmith, trong bản tóm tắt về XP đã sử dụng hình ảnh của một cái cân đĩa, một bên là thiết kế có kế hoạch, một bên là tái cấu trúc. Theo cách tiếp cận truyền thống , thiết kế có kế hoạch thống trị với giả thiết bạn không thay đổi sau này. Khi cái giá của sự thay đổi thấp bạn có thể làm nhiều việc với thiết kế sau khi tái cấu trúc. Thiết kế có kế hoạch không biến mất hoàn toàn, nhưng có sự thay đổi trong cán cân của hai cách tiếp cận. Tôi cảm thấy rằng trước khi tái cấu trúc, tôi luôn làm thiết kế với chỉ một tay.

Các kỹ thuật Tích hợp liên tục, Kiểm thử, Tái cấu trúc cung cấp môi trường làm cho thiết kế tiến hóa trở nên tin cậy. Tuy nhiên có một điều mà chúng ta vẫn chưa xác định, đó là vị trí của điểm cân bằng. Tôi chắc chắn rằng, ngoài lớp vỏ bọc ấn tượng, XP không chỉ có kiểm thử, viết mã và tái cấu trúc. Vẫn có chỗ cho thiết kế trước khi lập trình. Hầu hết nằm ở các phân đoạn trước khi lập trình một tác vụ cụ thể. Nhưng có một điểm cân bằng mới giữa thiết kế up- front và tái cấu trúc.

Giá trị của sự Đơn giản

Hai trong những lời kêu gọi lớn nhất trong XP là khẩu hiệu “Hãy làm đơn giản nhất mà có thể hoạt động” và “Bạn sẽ không cần nó”(YAGNI – You Aren’t Going to Need It). Cả hai khẩu hiệu đều nằm trong cương lĩnh của kỹ thuật Thiết kế Đơn giản (Simple Design) trong XP.

Thông thường YAGNI được môt tả là: hôm nay bạn không nên thêm đoạn mã nếu mã đó chỉ được dùng bởi các tính năng ngày mai mới cần. Bề ngoài khẩu hiệu này tưởng rất đơn giản. Vấn đề phát sinh với những thứ như khung làm việc, bộ phận tái sử dụng, và thiết kế linh hoạt. Xây dựng chúng rất phức tạp. Ban đầu bạn trả thêm phí để xây dựng chúng với kỳ vọng bạn sẽ lấy lại được về sau. Ý tưởng của việc xây dựng những thiết kế ban đầu và từ trên xuống có vẻ như là chia khóa để có thiết kế hiệu quả.

Tuy nhiên XP lại khuyên bạn không nên xây dựng thành phần linh động và khung làm việc cho lần đầu cần chức năng đó. Hãy để cho những cấu trúc này phát triển khi cần. Nếu hôm nay tôi cần lớp Money để thực hiện phép cộng mà không có phép nhân thì tôi chỉ cần xây dựng phép cộng. Dù nếu tôi có chắc chắn mình sẽ cần phép nhân cho phân đoạn tiếp theo, biết rất dễ để làm nó, và nghĩ sẽ hoàn thành rất nhanh, thì tôi vẫn để dành cho phân đoạn tiếp theo.

Một lý do để làm như thế là vấn đề kinh tế. Nếu tôi phải một việc mà chỉ dùng cho một tính năng ngày mai mới cần, điều đó có nghĩa tôi phải bỏ công sức mà đáng lý dành để phát triển những tính năng của phân đoạn này. Kế hoạch phát hành cho thấy những việc cần làm ngay, và nếu làm những việc cho tương lai có nghĩa là đi ngược lại thỏa thuận của lập trình viên với khách hàng. Có rủi ro là không hoàn thành những yêu cầu (story) của phân đoạn này. Ngay cả khi không có rủi ro đó thì cũng phụ thuộc vào việc khách hàng quyết định những tính năng thêm, và có thể vẫn chưa có phép nhân.

Vướng mắc kinh tế này bao gồm khả năng chúng ta hoàn thành đúng yêu cầu. Ngay cả khi biết chức năng này làm việc như thế nào thì vẫn có khả năng chúng ta làm sai, đặc biệt khi chưa có yêu cầu chi tiết. Làm những giải pháp sai từ sớm còn lãng phí hơn làm ra những giải pháp đúng từ sớm. Và những người thực hành XP thường cho rằng sai nhiều hơn đúng (và tôi đồng ý với cảm nghĩ này.)

Lý dó thứ hai cho thiết kế đơn giản là một thiết kế phức tạp khó hiểu hơn một thiết kế đơn giản. Do đó sự thay đổi trong những hệ thống phức tạp như thế là khó khăn hơn. Điều này tăng thêm chi phí trong khoảng thời gian bạn thêm vào một thiết kế phức tạp hơn cho tới khi bạn thực sự cần.

Lời khuyên này bây giờ không có giá trị với nhiều người, họ đúng khi nghĩ như vậy.

Điều này cho phép bạn thấy trong thế giới phát triển phần mềm thông thường các kỹ thuật của XP không được dùng. Tuy nhiên khi sự cân bằng giữa thiết kế có kế hoạch và thiết kế tiến hóa thay đổi thì YAGNI lại là một kỹ thuật tốt (và chỉ khi đó).

Tổng kết lại. Bạn không muốn mất nhiều công sức để thêm một tính năng chưa cần tới trước một phân đoạn trong tương lai. Và ngay cả khi nó không tốn kém gì, bạn cũng chưa muốn thêm vào bởi việc thêm đó sẽ tăng chi phí thay đổi. Tuy nhiên bạn chỉ có thể làm như thế một cách hợp lý khi bạn dùng XP hoặc một kỹ thuật tương tự với chi phí thay đổi nhỏ hơn.

 

Dẫu sao mọi thứ trên Trái đất đều đơn giản

Do đó chúng ta muốn mã của mình đơn giản nhất có thể. Điều này có vẻ không quá khó để tranh luận, sau tất cả thì ai muốn phức tạp? Nhưng điều này tất nhiên sẽ đặt ra câu hỏi “đơn giản là gì?”

Trong XPE đưa ra bốn tiêu chí của một hệ thống đơn giản. Theo thứ tự (quan trọng trước):

  • Mọi kiểm thử phải chạy
  • Mọi ý định đều rõ ràng
  • Không lặp
  • Ít số lớp và phương thức nhất

Chạy mọi kiểm thử là tiêu chí đơn giản. Không lặp cũng rõ ràng, dù để đạt được nó thì nhiều nhà phát triển cần được hướng dẫn. Tiêu chí phức tạp là mọi mục địch phải rõ ràng. Ý nghĩa chính xác là gì? Ý nghĩa cơ bản ở đây là mã phải rõ ràng. XP đánh giá cao tính dễ đọc của mã. Trong XP “mã thông minh” là thuật ngữ chỉ sự lạm dụng. Những mã rõ ràng của người này lại là thông minh đối với người khác.

Tài liệu XP 2000 của Josh Kerievsky đưa ra một ví dụ hay. Ông xem xét mã phổ biến nhất có thể của cộng đồng XP – JUnit. JUnit sử dụng mẫu thiết kế decorator để thêm tính năng cho trường hợp kiểm thử như đồng bộ hóa xử lý song song và mã khởi tạo một lô. Việc phân tách mã nguồn này trong decorator cho phép mã rõ ràng hơn.

Nhưng bạn thử hỏi mình xem mã kết quả có thực sự đơn giản. Với tôi thì đơn giản, bởi tôi quen với mẫu thiết kế decorator. Nhưng với những người không biết thì tương đối phức tạp. Tương tự JUnit dùng phương thức có thể cắm được, điều tôi nhận thấy là hầu hết mọi người ban đầu tìm thấy gì đó nhưng rõ ràng. Từ đó chúng tôi kết luận là thiết kế của JUnit đơn giản hơn cho nhà thiết kế có kinh nghiệm nhưng phức tạp hơn cho người ít kinh nghiệm?

Tôi nghĩ việc tập trung vào xóa lặp trong cả “một lần và chỉ một lần” của XP và “không lặp lại chính mình” (DRY -Don’t Repeat Yourself) của Pragmatic Programmer là một trong những lời khuyên hiển nhiên, tuyệt vời và mạnh mẽ nhất. Chỉ cần làm theo, bạn có thể đi được đường dài. Nhưng đó chưa phải là tất cả, và sự đơn giản còn một điều phức tạp nữa để tìm.

Gần đây tôi có tham gia vào một vài thứ chắc là có thiết kế tổng quan tốt. Nó được tái cấu trúc và loại bỏ một vài tính mềm dẻo. Nhưng như một lập trình viên nói “để tái cấu trúc thiết kế tổng quan dễ hơn là tái cấu trúc không có thiết kế.” Tốt nhất là đơn giản hơn một chút bạn cần có, nhưng cũng không phải là thảm họa nếu phức tạp hơn một chút.

Lời khuyên tốt nhất tôi từng được nghe là của Uncle Bob (Robert Martin). Lời khuyên là không cần phải quá cố gắng với thiết kế đơn giản nhất. Sau cùng bạn có thể, nên và sẽ tái cấu trúc lại. Cuối cùng thì sự sẵn lòng để tái cấu trúc quan trọng hơn là biết đâu là thứ đơn giản nhất.

 

Tái cấu trúc có vi phạm YAGNI?

Chủ đề này mới xuất hiện trên diễn đàn email (mailing list), và đáng để mang ra xem xét như vai trò thiết kế trong XP.

Đầu tiên câu hỏi bắt đầu với quan điểm cho rằng tái cấu trúc tốn thời gian mà không thêm chức năng nào. Từ quan điểm của YAGNI bạn có cho rằng bạn thiết kế cho hiện thời không cho tương lai, đó có phải là sự vi phạm?
Quan điểm của YAGNI là bạn không thêm sự phức tạp nếu không cần thiết cho yêu cầu hiện thời. Đây là một phần của kỹ thuật thiết kế đơn giản. Tái cấu trúc để giữ cho thiết đơn giản theo khả năng của bạn, bạn nên tái cấu trúc khi bạn có thể làm cho mã đơn giản hơn.

Thiết kế đơn giản vừa giúp bạn khai phá các kỹ thuật của XP, vừa là một kỹ thuật. Chỉ khi bạn có kiểm thử, tích hợp liên tục, và tái cấu trúc thì bạn mới có triển khai thiết kế đơn giản một cách hiệu quả. Nhưng giữ cho thiết kế đơn giản là bước căn bản để làm phẳng đường cong thay đổi. Bất kỳ sự phức tạp không cần thiết nào đều làm cho hệ thống khó thay đổi theo mọi hướng ngoại trừ trường hợp bạn dự đoán được khi thêm tính linh động phức tạp vào. Tuy nhiên mọi người thường không có được thứ đơn giản nhất ban đầu, nên bạn cần tái cấu trúc để tiến gần tới đích.

Mẫu thiết kế và XP

Ví dụ về JUnit đã cho tôi thấy một mô hình lai với mẫu thiết kế. Mỗi quan hệ giữa mẫu thiết kế và XP thật sự thú vị và là một câu hỏi thường gặp. Joshua Kerievsky bằng lập luận hùng hồn cho rằng XP đã không đánh giá đúng vai trò của mẫu thiết kế, nên ở đây tôi không muốn nhắc lại nữa. Nhưng đáng để lo ngại khi nhiều người cho rằng mẫu thiết kế mâu thuẫn với XP.

Cốt lõi của luận điểm này là mẫu thiết kế được sử dụng rất thường xuyên. Thế giới đầy ắp những lập trình viên huyền thoại, họ thấy choáng ngợp ngay lần đầu đọc GOF, và sẽ dùng tới mười sáu mẫu thiết kế khác nhau trong 32 dòng mã. Nhớ một tối được tiếp sức bởi một chai Single Malt, tôi đọc bài viết “Không Mẫu Thiết kế: 23 thủ thuật giá rẻ” (Not Design Patterns: 23 cheap tricks) với Kent. Chúng tôi nghĩ về những thứ như dùng lệnh if thay cho mẫu strategy. Vấn đề nằm ở chỗ bạn thường lạm dụng mẫu thiết kế, nhưng việc dùng nó lại không phải là ý tồi. Câu hỏi đặt ra là cách sử dụng chúng.

Một lý thuyết về điều này là việc dùng thiết kế đơn giản sẽ đưa bạn tới mẫu thiết kế.

Rất nhiều tái cấu trúc làm việc này một cách tường minh, nhưng dù bạn không dùng tài cấu trúc thì việc tuân thủ các quy tắc của thiết kế đơn giản cũng đưa bạn tới mẫu thiết kế dù bạn không biết về chúng. Điều này có thể đúng, nhưng có phải là cách tốt nhất để làm? Chắc chẵn sẽ tốt hơn nếu bạn biết cơ bản về nơi bạn đang đi và có một cuốn sách giúp bạn giải quyết vấn đề thay vì phải phát minh ra chúng. Chắc chắn tôi vẫn dùng GOF khi cảm thấy cần sẽ có một mẫu thiết kế. Với tôi để có một mẫu thiết kế hiệu quả thì chúng ta phải biết được liệu giá phải trả cho mẫu thiết kế có đáng không – đó là kỹ năng của riêng tôi. Tương tự như Joshua gợi ý, chúng ta cần phải biết dùng mẫu thiết kế tương đối thành thục. Như thế trong XP cách chúng ta dùng mẫu thiết kế là khác nhau, nhưng không thể loại bỏ chúng được.

Nhưng khi đọc những danh sách thư này (mailing list), tôi thấy một cách nhìn khác của nhiều người về XP, họ nghĩ XP phản đối mẫu thiết kế bất chấp một thực tế trớ trêu là hầu hết những người khởi xướng XP đều là những thủ lĩnh của mẫu thiết kế. Lý do có thể là mẫu thiết kế quá khó hoặc đã nằm sâu trong suy nghĩ nên họ không nhận ra? Tôi không biết câu trả lời của người khác, nhưng với tôi mẫu thiết kế vẫn rất quan trọng. XP có thể là một quy trình phát triển, nhưng mẫu thiết kế là kiến thức xương sống của thiết kế, kiến thức này có giá trị dù quy trình của bạn là gì đi chăng nữa. Những quy trình khác nhau có cách sử dụng mẫu thiết kế khác nhau. XP nhấn mạnh vào cả việc không dùng mẫu thiết kế tới khi thực sự cần và áp dụng một mẫu thiết kế theo một cài đặt đơn giản. Nhưng mẫu thiết kế vẫn là một kiến thức then chốt.

Lời khuyên của tôi khi sử dụng mẫu thiết kế cho XPer là:

  • Đầu tư thời gian học mẫu thiết kế
  • Tập trung vào thời điểm áp dụng mẫu thiết kế (không quá sớm)
  • Tập trung vào cách cài đặt mẫu thiết kế đơn giản nhất trước tiên, sau đó tăng sự phức tạp lên
  • Nếu bạn dùng một mẫu thiết kế, và sau đó nhận ra nó đang không hỗ trợ gì thì đừng e ngại loại bỏ

Tôi nghĩ XP cần phải tập trung vào việc học mẫu thiết kế nhiều hơn. Tôi không chắc mình có thể đưa điều này vào trong các kỹ thuật của XP, nhưng tôi chắc chắn rằng Kent có thể tìm ra một cách.

Nuôi lớn một kiến trúc

Đối với chúng ta kiến trúc phần mềm là gì? Với tôi kiến trúc bao gồm ý tưởng về những phần nòng cốt của hệ thống, những bộ phận khó thay đổi. Đó là nền tảng để từ đó xây phần còn lại.

Vai trò của kiến trúc là gì khi chúng ta sử dụng thiết kế tiến hóa? Những người chống XP lại nói XP bỏ qua kiến trúc, rằng đường đi của XP là viết mã nhanh và tin tưởng vào việc tái cấu trúc sẽ giải quyết mọi vấn đề của thiết kế. Thật thú vị, họ đã đúng, đó có thể là điểm yếu. Chắc chắn là những người thần tượng XP nhất – Kent Beck, Ron Jeffries, và Bob Martin đang tốn rất nhiều năng lượng để tránh up front design. Đừng dùng cơ sở dữ liệu tới khi bạn thực sự biết bạn cần. Hãy làm việc với tệp tin trước và tái cấu trúc cơ sở dữ liệu ở một phân đoạn sau.

Tôi được biết đến như một XPer hèn nhát bởi nhưng điều tôi không đồng ý với XP. Tôi nghĩ kiến trúc khởi điểm có một vai trò nhất định. Đó là những thứ ở tầng ứng dụng, cách tương tác với cơ sở dữ liệu (nếu bạn cần), cách để làm việc với web server.

Thực tế, chúng ta đã học qua nhiều năm các linh vực đó của mẫu thiết kế. Khi kiến thức về mẫu thiết kế của bạn tăng lên, bạn nên biết cách áp dụng chúng một cách hợp lý. Tuy nhiên sự khác biệt chính là những quyết định về kiến trúc ban đầu không phù hợp, hoặc đội biết rằng họ đã mắc lỗi trong những quyết định sớm của mình và nên dũng cảm để sửa. Một số đã kể câu chuyện ở một dự án rằng: gần tới thời điểm cài đặt, họ quyết định không cần EJB nữa và xóa chúng khỏi hệ thống. Đó là một tái cấu trúc đáng kể, được triển khai muộn, nhưng việc tiến hành những kỹ thuật này không chỉ có thể mà còn đáng làm.

Cách làm việc này lại theo cách ngược lại. Nếu bạn quyết định không dùng EJB, thì sau này có khó khăn hơn để thêm vào? Vậy bạn có nên bắt đầu và không dùng EJB tới khi thử một giải pháp không dùng EJB và thấy cần thiết? Câu hỏi này bao gồm nhiều yếu tố. Chắc chắn làm việc mà không có những thành phần phức tạp sẽ đơn giản hơn và làm mọi thứ nhanh hơn. Tuy nhiên đôi khi dễ để bỏ một thứ như thế hơn là cho nó vào.

Nên lời khuyên của tôi là hãy bắt đầu đánh giá xem kiến trúc sẽ như thế nào. Nếu bạn thấy một lượng lớn dữ liệu với nhiều người dùng thì hãy dùng cơ sở dữ liệu ngay từ ngày đầu. Nếu bạn thấy nghiệp vụ phức tạp, thì hãy cho vào trong một miền nghiệp vụ (model). Tuy nhiên với sự tôn kính tới các vị thần của YAGNI, khi bạn gặp vấn đề với đơn giản hóa, hãy sẵn sàng đơn giản hóa kiến trúc ngay khi thấy phần của kiến trúc đó không tăng thêm gì cả.

UML và XP

Một trong những câu hỏi lớn nhất trong tất cả những câu hỏi tôi có vì sự gia nhập XP, xoay quanh sự kết hợp giữa XP với UML của tôi. Chúng không tương thích với nhau?

Có một số điểm không tương thích. Chắc chắn XP không nhấn mạnh rằng sơ đồ là tốt trong phạm vi lớn. Mặc dù chính thức XP viết “hãy dùng chúng nếu thấy hữu ích”, nhưng trong những tài liệu con quan trọng có phát biểu “thực sự XPer không cần sơ đồ”. Điều này được củng cố bởi thực tế có nhiều người như Kent không bao giờ thấy thoải mái với sơđồ, thực ra tôi chưa bao giờ thấy Kent tự nguyện vẽ một sơ đồ phần mềm dùng những ký hiệu cố định.

Tôi nghĩ vấn đề này có hai nguyên nhân. Một là có một số người thấy sơ đồ phần mềm có ích trong khi người khác thì không. Sự nguy hiểm nằm ở chỗ những người thấy sơ đồ có ích thì không dùng và ngược lại. Thay vào đó chúng ta hãy chấp nhận rằng một số sẽ dùng sơ đồ và một số không.

Vấn đề khác là sơ đồ phần mềm có xu hướng đi kèm với những quy trình nặng nề. Những quy trình này dành nhiều thời gian vẽ sơ đồ, những sơ đồ không hỗ trợ mà thực tế còn làm hại. Do đó tôi nghĩ nên khuyên những người này cách dùng sơ đồ tốt và tránh những cạm bẫy của thông điệp “chỉ khi bạn phải” của XPer.

Đây là lời khuyên của tôi để dùng sơ đồ hiệu quả.

Hãy lưu ý mục đích của lưu đồ mà bạn đang vẽ. Giá trị chính là giao tiếp. Để giao tiếp hiệu quả thì hãy chọn những thứ quan trọng và bỏ qua những thứ ít quan trọng. Việc lựa chọn này là chìa khóa để dùng UML hiệu quả. Đừng vẽ tất cả các lớp – chỉ những lớp quan trọng. Chỉ vẻ những thuộc tính và phương thức quan trọng trong các lớp đó. Đừng vẽ sơ đồ tuần tự cho tất cả mọi trường hợp sử dụng (use case) – mà chỉ … bạn sẽ có bức tranh. Một vấn đề phổ biến khi vẽ sơ đồ trường hợp sử dụng là mọi người cố gắng vẽ đầy đủ. Mã là đầy đủ nhất, dễ nhất để đồng bộ với mã. Sơ đồ đầy đủ là kẻ thù của tính có thể hiểu được.

Cách dùng sơ đồ phổ biến là xem xét thiết kế trước khi viết mã. Thường bạn có ấn tượng là việc này không đúng với XP, nhưng đó không phải sự thật. Nhiều người nói rằng khi bạn có một nhiệm vụ, bạn nên để mọi thứ với nhau để tiến hành một phiên thiết kế nhanh trước tiên. Khi bạn tiến hành phiên làm việc này:

  • Giữ cho phiên làm việc ngắn
  • Không liệt kê mọi chi tiết (chỉ chi tiết quan trọng)
  • Chỉ coi bản thiết kế là khung chứ không phải bản thiết kế cuối cùng

Điểm đáng mở rộng cuối cùng. Khi tiến hành thiết kế up-front, bạn sẽ không tránh được sai sót, và bạn chỉ phát hiện ra chúng khi viết mã. Sẽ không là vấn đề nếu bạn thay đổi thiết kế. Vấn đề nằm ở chỗ khi bạn nghĩ thiết kế đã hoàn thành và không nhận ra những sai sót khi viết mà để sửa lại ở thiết kế.

Khi thay đổi thiết kế không nhất thiết phải thay đổi sơ đồ. Hoàn toàn có lý khi cho rằng vẽ sơ đồ để giúp bạn hiểu thiết kế và sau đó bỏ chúng đi. Vẽ sơ đồ là tốt, và là đủ khi làm chúng đáng giá. Chúng không nhất thiết là một tạo tác (artifact) cố định. Tốt nhất sơ đồ UML không phải là tạo tác.

Rất nhiều XPer dùng thẻ CRC. Điều đó không xung đột gì với UML. Tôi luôn dùng kết hợp UML và CRC, dùng kỹ thuật nào hữu ích nhất cho công việc một cách thủ công.

Một cách dùng sơ đồ UML khác là như một tài liệu trong tiến trình. Cách dùng phổ biến là dùng công cụ đảm bảo kỹ thuật phân mềm (CASE tool – Computer Aided Software Engineering tool). Ý tưởng là để tài liệu này giúp mọi người làm việc với hệ thống. Trong thực tế nó thường không hỗ trợ gì cả.

  • Mất quá nhiều thời gian để cập nhật sơ đồ, nên thường chúng không đồng bộ với mã.
  • Sơ đồ thường được giấu trong các công cụ CASE hoặc các tập tài liệu, nên không ai xem chúng.

Xuất phát từ những vấn đề quan sát được, tôi có lời khuyên cho tài liệu trong tiến trình:

  • Chỉ dùng những sơ đồ mà bạn có thể cập nhật với công sức không đáng kể
  • Để sơ đồ nơi mà mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy. Tôi thích để chúng trên tường. Khuyến khích mọi người dùng bút để thay chỉnh sửa bản vẽ trên tường với những thay đổi đơn giản
  • Hãy để ý xem liệu mọi người có dùng chúng, nếu không thì hãy bỏ chúng đi.

Cuối cùng là dùng UML như tài liệu trong tình huống chuyển giao, như khi một nhóm bàn giao cho nhóm khác. Trong trường hợp với XP thì làm tài liệu là một yêu cầu như những yêu cầu khác, và giá trị của nó được xác định bởi khách hàng. Một lần nữa UML lại có ích để cung cấp sơ đồ được chọn để giúp cho giao tiếp. Hay nhớ rằng mã chứa tất cả thông tin chi tiết, sơ đồ có vai trò tóm tắt và nhấn mạnh những vấn đề quan trọng.

Metaphor

Tôi phải công khai công nhận là vẫn chưa dùng được metaphor. Tôi đã xem metaphor hoạt động và hoạt động tốt với dự án C3, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi có ý tưởng về cách dùng nó, và tự giải thích cách nó hoạt động.

Metaphor của XP dựa trên cách tiếp cận của Ward Cunninghams là một hệ thống những tên. Việc hiểu tốt từ vựng của một nghiệp vụ là rất quan trọng để bàn về nghiệp vụ đó. Hệ thống này giúp bạn đặt tên lớp và phương thức.

Tôi xây dựng mô hình ý niệm của nghiệp vụ để xây dựng hệ thống tên đó. Tôi làm việc này với chuyên gia của nghiệp vụ đó dùng UML hoặc các hậu duệ của UML. Tôi thấy rằng bạn phải rất cẩn thận khi làm việc này. Bạn cần giữ cho tập hợp các ký hiệu này nhỏ, và tránh để những vấn đề kỹ thuật xuất hiện ở mô hình. Tôi nhận thấy nếu bạn triển khai hệ thống này thì cần xây dựng từ vựng của nghiệp vụ mà những chuyên gia của nghiệp vụ đó có thể hiểu và dùng để giao tiếp với nhà phát triển. Mô hình này không khớp hoàn toàn với thiết kế lớp, nhưng đủ để cung cấp một lượng từ vựng chung cho toàn bộ nghiệp vụ.

Hiện tại tôi không có bất cứ lý do nào để phản đối hệ thống từ vựng này, như metaphor của C3 đã khớp với một dây chuyền lắp ráp. Nhưng tôi cũng không có lý do nào để nói hệ thống tên nghiệp vụ là ý tưởng tồi. Tôi cũng không có xu hướng từ bỏ một kỹ thuật đã giúp tôi có được một hệ thống tên tốt.

Mọi người thường chỉ trích XP với lý do là bạn cần có ít nhất một thiết kế khung của hệ thống. XPer thường trả lời “đó là metaphor”. Nhưng tôi vẫn chưa thấy rằng metaphor là lời giải thích thuyết phục. Đây là một lỗ hổng thực sự trong XP, và XPer cần giải quyết.

Bạn có muốn trở thành một Kiến trúc sư khi lớn lên?

Một thời gian dài ở thập kỷ này, thuật ngữ “kiến trúc sư phần mềm” đã trở nên thông dụng. Với tôi đó là một thuật ngữ khó dùng. Vợ tôi là một kỹ sư cấu trúc. Mối quan hệ giữa kỹ sư và kiến trúc sư là … thú vị. Cách nói yêu thích của tôi là “kiến trúc sư giỏi ở ba chữ B: bulbs (bóng đèn), bushes (cây bụi), birds (chim)”. Nghĩa là kiến trúc sư sẽ làm tất cả những hình vẽ đẹp, nhưng kỹ sư phải chắc chắn rằng chúng có thể đứng được. Và kết quả là tôi tránh thuật ngữ kiến trúc sư phần mềm, nhưng sau tất cả nếu ngay cả vợ tôi cũng thể đối xử với tôi bằng sự tôn trọng chuyên nghiệp, thì tôi có cơ hội nào với người khác.

Trong phần mềm, thuật ngữ kiến trúc mang nhiều ý nghĩa. (Trong phần mềm bất cứ thuật ngữ nào cũng mang nhiều ý nghĩa.). Mặc dù vậy thì một cách tổng quan thuật ngữ này truyền tải ý nghĩa nhất định, như trong “tôi không chỉ thuần là một lập trình viên – tôi là một kiến trúc sư”. Có thể dịch câu này thành “Bây giờ tôi là một kiến trúc sư – tôi quá quan trọng để làm bất cứ việc lập trình nào”. Câu hỏi là nếu tách bạn khỏi những nỗ lực lập trình nhàm chán thì khi muốn thực hành lãnh đạo kỹ thuật thì bạn sẽ làm gì.

Câu hỏi này tạo ra cảm xúc ghê gớm. Tôi đã thấy những người rất giận dữ khi nghĩ rằng họ không còn có vai trò như kiến trúc sư nữa. “Không có chỗ cho những kiến trúc sư kinh nghiệm trong XP” là lời kêu ca mà tôi thường nghe. Bởi tầm quan trọng của thiết kế, tôi không cho rằng XP không coi trọng kinh nghiệm hay kỹ năng thiết kế giỏi. Thực ra tôi học được rất nhiều về thiết kế từ rất nhiều người đề xướng XP – Kent Beck, Bod Martin và dĩ nhiên Ward Cunninghan. Tuy nhiên điều đó nghĩa là vai trò của họ đã thay đổi từ lãnh đạo kỹ thuật.

Để minh họa, tôi sẽ dẫn ra một trong những lãnh đạo kỹ thuật của chúng tôi ở ThoughWork: Dave Rice. Dave đã trải qua một số vòng-đời và nhận vai trò không chính thức là lãnh đạo kỹ thuật trong một dự án năm mươi người. Vai trò của anh là lãnh đạo có nghĩa anh dành rất nhiều thời gian với các lập trình viên. Anh sẽ làm việc với một lập trình viên khi lập trình viên cần giúp đỡ, anh quan sát xem ai cần giúp đỡ. Một tín hiệu quan trọng là nơi anh ngồi. Như là một nhân viên dài hạn của ThoughWork, anh có thể lấy bất cứ văn phòng nào anh muốn. Anh chia sẻ văn phòng với Cara, một nhà quản lý phát hành. Tuy nhiên trong vài tháng cuối anh đã chuyển vào khoang mở nơi lập trình viên làm việc (dùng phong cách “phòng chiến tranh” mở mà XP khuyến khích.) Điều này rất quan trọng với anh bởi như thế anh có thể biết được điều gì đang diễn ra, và sẵn sàng giúp một tay khi các lập trình viên cần.

Những ai đã biết XP sẽ nhận ra tôi rõ ràng đang mô tả vai trò của một huấn luyên viên trong XP. Thực ra một trong những cách dùng từ nói rằng XP đã gọi lãnh đạo kỹ thuật trong hình ảnh của một “huấn luyện viên”. Ý nghĩa rất rõ ràng: trong XP, lãnh đạo kỹ thuật là dạy cho lập trình viên và giúp họ ra quyết định. Đó là người phải có kỹ năng với con người tốt và kỹ thuật tốt. Jack Bolles ở XP 2000 đã bình luận rằng bây giờ mỗi phòng nhỏ cho một người thầy duy nhất. Cộng tác và dạy là chìa khóa để thành công.

Vào hội nghị buổi tối, tôi và Dave nói với một người chống đối XP. Chúng tôi thảo luận về những gì chúng tôi làm, sự tương đồng trong cách tiếp cận là khá rõ ràng. Cả hai chúng tôi đều thích phát triển có tính thích nghi và lặp. Kiểm thử rất quan trọng. Do đó chúng tôi rất ngạc nhiên về sự dữ dội của đối phương. Ông nói “điều cuối cùng tôi muốn lập trình viên của mình làm là tái cấu trúc và đùa nghịch với thiết kế”. Bây giờ tất cả đã rõ. Dave đã giải thích được cho tôi khái niệm khó khăn với câu “nếu anh không tin lập trình viên của mình thì tại sao anh thuê họ?”. Điều quan trọng nhất trong XP là những lập trình viên kinh nghiệm truyền được càng nhiều kỹ năng tới các lập trình viên ít kinh nghiệm hơn. Thay vì một kiến trúc sư quyết định mọi thứ thì bạn có một huấn luyện viên để dạy các lập trình viên ra quyết định. Như Ward Cunningham đã chỉ ra, thì bằng cách này ông có thể mở rộng kỹ năng và đóng góp nhiều vào dự án hơn là chỉ anh hùng có thể làm.

Tính có khả năng đảo ngược

Ở XP 2002 Enrico Zaninotto đã có buổi nói chuyện thú vị về mối quan hệ giữa phương pháp linh hoạt và sản xuất tinh gọn. Theo ông, một trong những khía cạnh quan trọng nhất của cả hai cách tiếp cận là giải quyết tính phức tạp thông qua giảm những quyết định không thể đảo ngược được trong quy trình.

Theo ông thì một trong những nguồn chính của sự phức tạp là tính không đảo ngược của quyết định. Nếu bạn có thể dễ dàng thay đổi quyết định, thì việc làm đúng sẽ ít quan trọng hơn – điều này làm cho cuộc sống của bạn đơn giản đi rất nhiều. Hệ quả là trong thiết kế tiến hóa, nhà thiết kế cần nghĩ về cách để tránh tính không đảo ngược trong quyết định. Thay vì cố gắng để có quyết định ngay, hãy tìm một cách để ra quyết định muộn hơn (khi bạn có nhiều thông tin hơn) hoặc ra quyết định để sau đó bạn có thể làm lại mà không quá khó.

Tính cấp thiết của việc hỗ trợ khả năng đảo ngược là một trong những lý do để các phương pháp linh hoạt nhấn mạnh rất nhiều vào những hệ quản lý mã nguồn, và để mọi thứ trong một hệ thống. Khi điều này không đảm bảo khả năng đảo ngược, đặc biệt cho những quyết định tồn tại lâu, thì cũng là cơ sở để tạo sự tin tưởng cho đội, mặc dù hiếm khi sử dụng.

Thiết kế để có tính đảo ngược cũng tạo ra một quy trình có khả năng phát hiện lỗi nhanh. Một trong những giá trị của phát triển lặp là những phân đoạn nhanh cho phép khách hàng thấy được sự lớn lên của hệ thống, và nếu có lỗi trong yêu cầu thì có thể tìm và sửa trước khi giá để sửa trở nên không thể. Và sự phát hiện nhanh này cũng quan trọng trong thiết kế. Điều này có nghĩa là bạn phải làm cho mọi thứ nổi lên để những vùng có vấn đề được kiểm tra, từ đó tìm được vấn đề. Điều đó cũng có nghĩa là đáng làm thử nghiệm để biết sự khó khăn để thay đổi trong tương lai, ngay cả khi bạn không thay đổi ngay. Một việc làm hiệu quả là bỏ đi một nguyên mẫu trên một nhánh của hệ thống. Vài đội báo cáo việc thử những thay đổi của tương lai gần theo mô thức nguyên mẫu để thấy được mức độ khó khăn.

Ý chí để thiết kế

Trong khi tôi tập trung vào rất nhiều các phương pháp kỹ thuật trong bài viết này, thì một điều rất dễ bỏ qua là khía cạnh con người.

Để hoạt động được, thiết kế tiến hóa cần một lực để hội tụ. Lực này chỉ có thể từ con người – một vài người trong đội có trách nhiệm đảm bảo thiết kế có chất lượng cao.

Điều này không thể có từ tất cả mọi người (mặc dù nếu có thể thì rất tuyệt), thông thường một hoặc hai người trong đội phải có trách nhiệm đảm bảo thiết kế tổng thể. Đây là một trong những công việc của “kiến trúc sư”.

Trách nhiệm của họ là quan sát bộ mã, phát hiện những vùng đang trở nên lộn xộn, và nhanh chóng hành động để sửa chữa trước khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát. Người giữ thiết kế không nhất thiết phải sửa – nhưng phải đảm bảo có ai đó sửa vấn đề.

Thiếu ý chí để thiết kế có vẻ như là nguyên nhân lớn để thiết kế tiến hóa thất bại. Ngay cả khi mọi người quen thuộc với những thứ tôi nói ở bài viết này thì thiết kế cũng sẽ không đạt khi thiếu quyết tâm đó.

Những thứ khó tái cấu trúc

Chúng ta có thể dùng tái cấu trúc để giải quyết mọi quyết định thiết kế, hoặc liệu có vấn đề quá ăn sâu mà việc thêm vào sao trở nên khó khăn? Hiện thời XP chính thống cho rằng có thể thêm mọi thứ một cách dễ dàng khi cần, nên luôn áp dùng YAGNI. Tôi muốn biết liệu có ngoại lệ. Một ví dụ tốt để tranh luận là quốc tế hóa (i18n). Đây có phải là thứ tốn kém để thêm vào sau và bạn có nên bắt đầu đưa nó vào ngay?

Tôi đã hình dung là có một số thứ thuộc danh mục này. Nhưng thực tế là chúng tôi có quá ít dữ liệu. Nếu bạn phải thêm một số thứ, như quốc tế hóa, thì về sau bạn ý thức rất rõ về công sức phải bỏ ra để thêm vào. Bạn sẽ ý thức được ít hơn về công sức mình đang bỏ ra, từ tuần này tới tuần khác, để thêm vào và bảo trì nó trước khi thực sự cần. Bạn cũng ý thức được ít hơn thực tế là có thể bạn đã sai, nên cần tái cấu trúc. Một phần của sự biện minh YAGNI là rất nhiều trong số những nhu cầu tiềm năng sẽ không cần hoặc ít nhất không phải theo ý bạn muốn. Vậy khi không thực hiện chúng, bạn sẽ tiết kiệm được lượng đáng kể sức lực.

Mặc dù cũng sẽ tốn sức lực đáng kể để tái cấu trúc giải pháp đơn giản hiện thời thành giải pháp bạn thực sự cần, nhưng có vẻ như việc tái cấu trúc ít tốn kém hơn là xây dựng một tính năng còn nghi ngờ.

Một vấn đề khác cần phải bận tâm là liệu bạn thực sự biết cách làm. Nếu bạn đã làm quốc tế hóa vài lần, thì bạn sẽ biết mẫu thiết kế cần áp dụng. Như thế bạn thường làm đúng. Dùng cấu trúc tiên liệu trước có lẽ tốt hơn nếu bạn chưa quen với vấn đề. Nên lời khuyên của tôi nếu bạn đã biết cách làm thì bạn nên đánh giá chi phí để làm nó ngay bây giờ và thêm vào sau. Tuy nhiên nếu bạn chưa làm bao giờ, bạn không chỉ không đánh giá tốt được chi phí mà còn thường không làm tốt. Trong trường hợp này bạn nên thêm vào sau. Nếu bạn thêm vào sau và thấy đau đớn vì việc này, như thế thì tốt hơn là bạn thêm vào từ trước. Đội của bạn có nhiều kinh nghiệm hơn, hiểu vấn đề và yêu cầu hơn. Thông thường ở hoàn cảnh này bạn sẽ nhìn thấy cách dễ dàng để hoàn thiện nó với những gì đã trải qua. Và có thể khó hơn rất nhiều so với bạn nghĩ nếu thêm vào trước đó.

Điều này cũng gắn chặt với câu hỏi về thứ tự các yêu cầu. Trong Lập kế hoạch XP, tôi và Kent đã công khai chỉ ra những bất đồng của chúng tôi. Kent ủng hộ giá trị kinh doanh là yếu tố duy nhất để sắp xếp các yêu cầu. Sau bất đồng ban đầu thì Ron Jeffries cũng đồng ý với điều này. Tôi vẫn chưa chắc chắn. Tôi tin rằng đó là sự cân bằng giữa giá trị kinh doanh và rủi ro kỹ thuật. Điều này dẫn tôi tới việc thực hiện một số quốc tế hóa sớm để giảm nhẹ rủi ro này. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi bản phát hành đầu tiên cần quốc tế hóa. Phát hành nhanh nhất có thể là tối quan trọng. Bất cứ sự phức tạp cộng thêm nào đều đáng nếu bản phát hành đầu tiên không cần. Sức mạnh của mã chuyển giao và chạy được là ghê gớm. Nó tập trung sự chú ý của khách hàng, tăng uy tín, và là nguồn lớn để học tập. Hãy làm tất cả mọi thứ để làm cho ngày phát hành gần hơn. Ngay cả khi cần nhiều nguồn lực hơn để thêm một số thứ sau lần phát hành đầu, thì phát hành sớm vẫn tốt hơn.

Rất tự nhiên khi những người ủng hộ kỹ thuật mới không chắc chắn về điều kiện ranh giới. Hầu hết XPer đều nói không thể áp dụng thiết kế tiến hóa cho những vấn đề xác định, mà chỉ để khám phá rằng nó thực sự có thể. Sự chinh phục những tình huống “không thể” mang tới niềm tin rằng có thể vượt qua mọi tình huống như thế. Dĩ nhiên bạn không thể khái quát theo cách này, nhưng trước khi cộng đồng XP chạm phải giới hạn đó và thất bại, thì chúng ta không thể chắc chắn về vị trí của những giới hạn này, và rõ ràng là chúng ta phải thử và vượt qua những ranh giới mà người khác có thể thấy.

(Bài viết mới của Jim Shore thảo luận một số tình huống bao gồm quốc tế hoá. Sau tất cả ranh giới tiềm năng không phải là rào cản)

Thiết kế đang xảy ra?

Một trong những khó khăn của thiết kế tiến hóa là rất khó để nói liệu thiết kế có đang xảy ra. Sự nguy hiểm của thiết kế trộn lẫn lập trình là việc lập trình xảy ra mà có thể không có thiết kế – đó là tình huống Thiết kế Tiến hóa phân kỳ và thất bại.

Nếu bạn trong một đội phát triển, thì có thể cảm nhận được liệu đang có thiết kế dựa vào chất lượng của mã. Nếu mã càng trở nên phức tạp và khó để làm việc, thì chưa làm đủ thiết kế. Nhưng thật buồn vì đây là cách nhìn chủ quan. Chúng ta không có thước đo tin cậy để đưa ra một cái nhìn khách quan về chất lượng của thiết kế.

Sự thiếu tầm nhìn là khó khăn với người làm kỹ thuật, và còn đáng báo động hơn cho thành viên phi kỹ thuật của đội. Nếu bạn là quản lý hoặc khách hàng, bằng cách nào bạn có thể nói là phần mềm được thiết kế tốt? Đây là vấn đề của bạn vì nếu thiết kế của phần mềm tồi thì sẽ tốn kém hơn để sửa đổi trong tương lai. Không có câu trả lời dễ dàng cho vấn đề này, nhưng đây là một số gợi ý.

  • Lắng nghe người làm kỹ thuật. Nếu họ phàn về sự khó khăn để thay đổi, thì hãy quan tâm tới phàn nàn này một cách nghiêm túc và cho họ thời gian để sửa.
  • Quan tâm tới lượng mã bị bỏ đi. Một dự án thực hiện tái cấu trúc tốt sẽ dần loại bỏ mã xấu. Nếu không có gì được xóa đi thì đó gần như chắc chắn là một dấu hiệu của việc đang không thực hiện đủ tái cấu trúc – điều này sẽ dẫn tới suy thoái thiết kế. Tuy nhiên như bất kỳ thước đo nào khác, điều này có thể bị lạm dụng, ý kiến của những nhân viên kỹ thuật giỏi hơn hẳn bất kỳ số liệu nào mặc dù nó là chủ quan.

Vậy thiết kế đã chết?

Không bởi một ý nghĩa nào, nhưng bản chất của thiết kế đã thay đổi. Thiết kế trong XP cần những kỹ năng sau:

  • Mong muốn giữ mã rõ ràng và đơn giản nhất có thể.
  • Kỹ năng tái cấu trúc để bạn có thể tự tin thực hiện bất cứ cải tiến nào khi thấy cần thiết
  • Kiến thức tốt về mẫu thiết kế: không chỉ là giải pháp mà còn đánh giá cao thời điểm sử dụng và cách tiến hóa thành mẫu thiết kế.
  • Thiết kế có quan tâm tới những thay đổi trong tương lai, biết rằng quyết định hiện thời sẽ bị thay đổi trong tương lai.
  • Biết cách giao tiếp của thiết kế và người cần hiểu thiết kế bằng cách sử dụng mã, sơ đồ và trên tất cả: sự đàm thoại chuyện.

Đó là sự lựa chọn một cách kiêm tốn các kỹ năng, nhưng để trở thành một nhà thiết kế tốt luôn rất khó. Thực tế XP không làm nó đơn giản hơn, ít nhất là với tôi. Nhưng tôi nghĩ XP cho chúng ta một cách suy nghĩ mới về thiết kế hiệu quả bởi nó tạo ra thiết kế tiến hóa, một chiến lược hợp lý. Tôi là một người rất hâm mộ tiến hóa – nếu khác thì ai biết tôi có thể là gì?

Lời cảm ơn

Trong một vài năm trở lại đây, tôi đã chọn và “ăn cắp” nhiều ý tưởng tốt từ nhiều người giỏi. Hầu hết đã mất trong trí nhớ không tốt của tôi. Nhưng tôi nhớ rõ ý tưởng của Joshua Kerievsky. Tôi cũng nhớ rất nhiều bình luận của Fred George và Ron Jeffries. Tôi cũng không thể quên được bao nhiêu ý tưởng tốt từ Ward và Kent. Tôi luôn luôn biết ơn những ai đã hỏi và chỉnh lỗi chính tả. Tôi đã chểnh mảng trong việc giữ danh sách những người này để cảm ơn, nhưng họ gồm Craig Jones, Nigel Thorne, Sven Gorts, Hilary Nelson, Terry Camerlengo.

 

Người dịch: Phạm Anh Đới và Nguyễn Ngọc Anh | Nguồn: Tạp chí Lập trình

LINK: http://hanoiscrum.net/hnscrum/agile-doc/tutorial/199-co-phai-thiet-ke-da-chet-is-design-dead

Ước gì khi còn bé, bố mẹ đã nói với tôi 9 điều này

 

 

Bởi vì với một đứa trẻ, những thứ vật chất xung quanh chẳng có ý nghĩa gì. Tất cả những gì nó cần, là cha mẹ thường xuyên thể hiện tình cảm, nói cho nó biết rằng cha mẹ yêu nó rất nhiều…

Khi tôi còn bé, tôi biết bố mẹ yêu thương mình rất nhiều, bởi bố mẹ luôn cố gắng dành hết những thứ tốt đẹp nhất cho tôi. Nhưng có lẽ bố mẹ không biết, những gì mà một đứa trẻ con cần đôi khi chỉ là vài lời nói tin tưởng và động viên đúng lúc.

Bố mẹ chẳng bao giờ tin tôi có thể làm được cái này hay cái kia. Lúc nào cũng lo sợ tôi bất cẩn hay gặp nguy hiểm. Chỉ cần tôi cầm cốc uống nước, bố mẹ cũng phải nhìn tôi dè chừng và nói “cẩn thận không vỡ cốc bây giờ.” Lần đầu tiên tôi hỏi xin mẹ dạy tôi cách gọt táo, mẹ nghi ngờ nhìn tôi “con có làm được không thế.”

Rồi khi bắt đầu đi học, trong môi trường mới, tiếp xúc với thầy cô mới, bạn bè mới, tôi cũng lo sợ lắm chứ nhưng chẳng bao giờ bố mẹ hỏi han tôi lấy một lần. Toàn là tôi tự kể thôi, nhưng bố mẹ cũng không thích lắng nghe lắm, vì bố mẹ đọc nhận xét của cô giáo trong sổ liên lạc là đủ rồi mà. Tôi hụt hẫng kinh khủng.

Nhưng thế vẫn chưa là gì. Bố mẹ tôi còn chẳng bao giờ ôm tôi và nói “bố mẹ yêu con”. Tôi ghen tị với đứa bạn hàng xóm, lúc nào bố mẹ nó cũng thơm má rồi vuốt ve tóc nó. Ước gì khi còn bé, bố mẹ đã nói với tôi những lời này thì chắc chắn tôi sẽ là đứa trẻ hạnh phúc nhất thế gian.

Ước gì khi còn bé, bố mẹ đã nói với tôi 9 điều này - Ảnh 1.

Tôi chỉ mong được một lần nghe bố mẹ nói với tôi như thế. Nhiều lúc tôi thầm nghĩ, chẳng lẽ trong mắt bố mẹ, tôi lại không đáng được tin tưởng như thế ư?

Ước gì khi còn bé, bố mẹ đã nói với tôi 9 điều này - Ảnh 2.

Bố mẹ lúc nào cũng bắt tôi làm rất nhiều bài tập, bắt tôi phải học thật giỏi, nhưng khi tôi gặp khó khăn, bố mẹ chẳng bao giờ động viên tôi, khích lệ tôi. Nếu bố mẹ nói với tôi như này, thì chắc chắn không có việc gì là tôi không làm được.

Ước gì khi còn bé, bố mẹ đã nói với tôi 9 điều này - Ảnh 3.

Đây chỉ là một câu hỏi han quan tâm bình thường nhưng chẳng mấy khi tôi được nghe. Đôi khi bố mẹ nghĩ rằng cho tôi cuộc sống no đủ, đi học ở trường tốt là xong, nhưng tôi lại chỉ muốn bố mẹ lắng nghe những suy nghĩ và cảm xúc của tôi một lần mà thôi.

Ước gì khi còn bé, bố mẹ đã nói với tôi 9 điều này - Ảnh 4.

Khi tôi được điểm kém, bố mẹ thay vì an ủi, động viên lại chỉ trích tôi, khiến tôi cảm thấy bản thân thật vô dụng. Tôi không muốn nghe những lời trách mắng, tôi chỉ muốn bố mẹ quan tâm đến cảm xúc của tôi hơn thôi mà.

Ước gì khi còn bé, bố mẹ đã nói với tôi 9 điều này - Ảnh 5.

Có thể bố mẹ cũng tự hào về tôi lắm, nhưng tại sao bố mẹ không nói ra nhỉ. Hay vì bố mẹ ngại ư? Tôi chỉ muốn được nghe bố mẹ khen ngợi, khích lệ và nói cho tôi biết tôi đã khiến bố mẹ tự hào như thế nào. Khi ấy, chắc chắn tôi sẽ còn làm tốt hơn rất nhiều.

Ước gì khi còn bé, bố mẹ đã nói với tôi 9 điều này - Ảnh 6.

Tôi cũng từng sợ hãi, lo lắng nhưng chưa bao giờ bố mẹ nói với tôi rằng chuyện gì cũng có thể giải quyết, mọi việc sẽ sớm ổn thôi.

Ước gì khi còn bé, bố mẹ đã nói với tôi 9 điều này - Ảnh 7.

Hình như bố mẹ luôn nghĩ rằng con cái có nghĩa vụ phải giúp đỡ mình, nên tôi chưa bao giờ được nghe bố mẹ cảm ơn vì tôi đã cùng mẹ rửa chén hay giúp mẹ nhặt rau. Bố mẹ luôn dạy tôi phải biết nói cảm ơn với những ai giúp đỡ mình, nhưng tại sao bố mẹ lại không làm điều đó với tôi?

Ước gì khi còn bé, bố mẹ đã nói với tôi 9 điều này - Ảnh 8.

Bố mẹ chưa bao giờ hỏi tôi muốn trở thành ai, tôi muốn làm công việc gì. Bố mẹ chưa bao giờ lắng nghe những mơ ước của tôi, kể cả là có nghe thì bố mẹ vẫn thường xuyên gạt phăng chúng đi, và nói chúng thật “nhảm nhí, vớ vẩn.” Ước gì bố mẹ đã thấu hiểu và quan tâm đến suy nghĩ của tôi nhiều hơn.

Ước gì khi còn bé, bố mẹ đã nói với tôi 9 điều này - Ảnh 9.

Đứa trẻ con nào cũng thích được âu yếm và nghe những lời yêu thương. Tôi mong thời gian quay trở lại, tôi sẽ nói yêu bố mẹ thật nhiều, để đến một ngày, bố mẹ cũng sẽ không còn ngại ngần nữa mà bày tỏ tình cảm với tôi. Nhà cao cửa rộng mà làm gì nếu bố mẹ không yêu thương mình.

LINK: http://kenh14.vn/uoc-gi-khi-con-be-bo-me-da-noi-voi-toi-9-dieu-nay-20160927160017767.chn

Useful Tools for ASP.NET Developers

Introduction

This post lists useful tools for ASP.NET developers.

Tools

  1. Visual Studio

    1. Visual Studio Productivity Power tool: Extensions to Visual Studio Professional (and above) with rich features like quick find, solution navigator, searchable add-reference dialog, etc.
    2. ReSharperProductivity tools for .NET developers. improves code quality, eliminates errors by providing quick fixes, etc.
    3. MZ-Tools: It can find strings in a method, file, project, solution or project group, selected text, group of files or group of projects. The results are shown in the following results window, much more convenient than the one provided by the Microsoft IDEs.
    4. Web EssentialsBoosts productivity and helps if efficiently writing CSS, JavaScript, HTML, etc.
    5. MSVSMONThe Remote Debugging Monitor (msvsmon.exe) is a small application that Visual Studio connects to for remote debugging. During remote debugging, Visual Studio runs on one computer (the debugger host) and the Remote Debugging Monitor runs on a remote computer together with the applications that you are debugging.
    6. WIX toolset: Builds Windows installation packages from XML source code.
    7. Code diggerCode Digger is Visual Studio 2012/2013 extension which helps you to understand behavior of your code.
    8. CodeMaidCodeMaid is an open source Visual Studio 2012/2013/2015 extension to cleanup, dig through and simplify your code.
    9. OzCodePowerful Visual Studio debugger visualizer.
    10. CodeRushIt is a refactoring and productivity plug in for Visual Studio.
    11. T4 Text TemplateIn Visual Studio, T4 Text Template is used as template to generate code files. The template can be defined by writing text block and control logic.
    12. Indent GuidesAdds vertical lines at each indent level.
    13. PowerShell Tools: A set of tools for developing and debugging PowerShell scripts and modules in Visual Studio 2015.
    14. Visual Studio Code: Free cross platform editor to build and debug modern web and cloud applications. [Contributed by: Cheung Tat Ming]
    15. AutoPoco: AutoPoco is a highly configurable framework for the purpose of fluently building readable test data from Plain Old CLR Objects.
    16. Supercharger: It is an extension designed to significantly improve the Visual Studio development experience. It builds upon and enhances previous VS10x products like CodeMAP, Editor View Enhancer, Comments Extender while also adding new high-quality tools.
  2. ASP.NET

    1. FiddlerTo capture http request/response as well as simulate request behavior.
    2. AutoMapperObject to object mapping. Like, the tool can be used to map entity objects to domain objects instead of writing manual mapping code.
    3. Unity/Ninject/Castle Windsor/StructureMap/Spring.NetDependency injection framework. There are a lot of DI frameworks available.
    4. .NET Reflector.NET assembly decompiler.
    5. dotPeek.NET assembly decompiler.
    6. ILSpy.NET assembly decompiler.
    7. memprofilerPowerful tool to find memory leak and optimize memory usage.
    8. PostSharpRemoves repetitive coding and prevents code bloating due to cross-cutting concerns with aspect oriented programming.
    9. ASPhere: Web.config editor with GUI.
  3. REST API

    1. Swagger UIAPI testing and documentation tool. Video
    2. PostMan: REST client Chrome extension. [Contribute by: Cheung Tat Ming]
  4. WCF

    1. SOAP UIAPI testing tool which supports all standard protocol and technologies.
    2. WireSharkIt is a network protocol analyzer for Unix and Windows. It can capture traffic at TCP level and help you see soap envelop.
    3. Svc TraceViewer: Provides better view of huge trace file which is produced by WCF.
    4. Svc Config Editor: GUI tool for managing WCF related configurations.
  5. MSMQ

    1. QueueExplorer 3.4: Copy, move or delete messages, save and load, stress test, view and edit full message bodies (with special support for .NET serialized objects), and much more for MSMQ.
  6. LINQ

    1. LINQ Pad?: LINQPad is a light weight tool to test linq queries against SQL Server database. It can also test code snippet written in different .NET languages like C#, VB, etc.
    2. LINQ InsightLINQ Insight Express is a Visual Studio add-in that allows you to analyze your LINQ queries at design-time and simplifies writing and debugging LINQ queries.
  7. RegEx

    1. RegEx tester: Extension for Visual Studio for regular expression testing.
    2. regexr: Online RegEx develop and testing tool.
    3. regexpalOnline RegEx develop and testing tool.
    4. Expresso: Expresso is a destop tool for RegEx develop and testing.
    5. RegexMagic : Tools to auto-generate regular expression from text pattern. The user needs to feed the pattern by marking the substrings and selecting different options. Based on that, the regex will be auto-generated. The tools also generate the required code in different language. [Contributed by: Samuel Christison]
  8. Javascript/JQuery/AngularJS

    1. JSHint: JavaScript code quality tool. There is one more tool JSLine which enforces stricter rules.
    2. JSFiddle: It provides an environment inside the browser to test HTML, CSS and Javascript/JQuery.
    3. Protractor: End to end framework to test angular application.
    4. Batarang: Adding tools for debugging and profiling AngularJS applications
  9. SQL Server

    1. SQL ProfilerSQL trace for monitoring instance of database engine.
    2. ExpressProfilerExpressProfiler (aka SqlExpress Profiler) is a simple and fast replacement for SQL Server Profiler with basic GUI and integration. This can be used with both Express and non-Express editions of SQL Server 2005/2008/2008r2/2012/2014. [Contributed by: RickZeeland]
    3. SQL Sentry Plan explorerThe tool provides better graphical view of SQL Query execution plan.
    4. SQL CompleteProvides Intellisense functionality and Improved SQL Formatter in SQL Server Management Studio and Visual Studio.
    5. NimbleTextText manipulation and code generation tool.
    6. Query Express: Light weight SQL Query analyzer like tool.
    7. IO MeterProvides detail of IO subsystem.
    8. sqldecryptorDecrypts SQL Server objects like Stored Procedures, Functions, Triggers, Views which were encrypted WITH ENCRYPTION option.
    9. SpatialViewerTo view and create spatial data.
    10. ClearTrace: Imports trace and profiler files into SQL Server and displays summary performance information.
    11. Internals Viewer for SQL ServerInternals Viewer is a tool for looking into the SQL Server storage engine and seeing how data is physically allocated, organized and stored.
    12. PALReads in a perfmon log and analyzes it using known thresholds.
    13. sqlquerystress: Assists with performance stress testing of T-SQL queries and routines.
  10. NHibernate

    1. NHibernate Mapping GeneratorGenerates NHibernate mapping files and corresponding domain classes from existing DB tables.
  11. Tally

    1. Tally ERP 9
    2. Tally dll: A dynamic link library for .NET to integrate your application with Tally Accounting software to push and pull data progrmmatically.
  12. Code Review

    1. StyleCopStyleCop is a static code analysis tool which enforces set of configured style and consistency rules for your C# source code. It can be run from inside of Visual Studio or integrated into an MSBuild project. 
    2. FxCop?: FxCop is a static code analysis tool which enforces development standards by analyzing .NET assembly.
  13. Traffic Capture

    1. WireShark: It is a network protocol analyzer for Unix and Windows. It can capture traffic at TCP level. 
    2. HTTP Monitor: Enables the developer to view all the HTTP traffic between your computer and the Internet. This includes the request data (such as HTTP headers and form GET and POST data) and the response data (including the HTTP headers and body).
  14. Diagnostic

    1. Glimpse: Provides server side diagnostic data. Like, for an ASP.NET MVC project, you need to add it from NuGet. The Glimpse data can show you latency at different levels and really indicate areas where you can optimize your code/solution to boost performance.
  15. Performance

    1. PerfMon: Monitors system performance using performance counters.
    2. yslowYSlow analyzes web pages and indicates why they’re slow based on Yahoo!’s rules for high performance web sites.
  16. Code Converter

    1. Telerik Code ConverterC# to VB and VB to C# code converter. It is an online editor. But you can choose ‘Batch Converter’ and upload files in zip format.
  17. Data Extraction and Loading

    1. FileHelpers.NET library to import/export data from fixed length or delimited records in files, strings or streams.
    2. LogParser: You can write SQL to queries against a variety of log files and export the data to a variety of destinations like SQL tables, CSV files.
  18. Screen Recording

    1. Wink: Presentation creation software. Using Wink, you can capture screenshots, add explanations, comments, etc. and create the demo.
  19. Text Editor

    1. Notepad++: Source code editor. 
    2. Notepad2Light-weight feature rich Notepad-like text editor.
    3. sublimetext: A feature rich text editor.
  20. Documentation

    1. GhostDocGhostDoc is a Visual Studio extension that automatically generates XML documentation comments for methods and properties based on their type, parameters, name, and other contextual information.
    2. helpndoc: helpndoc is a tool to create help files. It can generate files in different formats from a single source.
  21. Others

    1. FileZilla: FileZilla is a free FTP solution. FileZilla Client for FTP file uploadingand FileZilla Server for file share.
    2. TreeTrimTreeTrim is a tool that trims the source code tree. It removes debug files, source control bindings, and temporary files.
    3. BrowserStack: Cross browser testing website.
    4. Firebug: Feature rich firefox add on for CSS, HTML and JavaScript development on generated web page.
    5. BugShooting: Screen capture software which takes a screen shot and attaches to the work items, bugs, issue tracker items, etc.
    6. Web developer checklist: The checklist ensures best practices for web development.
    7. XRAY: Firefox add-on. Feature rich bookmarklet. Provides information about element in webpage.
    8. PowerGUIHelps to quickly adopt and use PowerShell to efficiently manage your entire Windows environment.
    9. Beyond Compare: It allows to compare the contents of directory trees and individual files. It is very adaptable with plug-ins for popular languages. [Contribute by: Ron Matuszek]
    10. Devart Codecompare: File diff tool that reads structure of C#, C++,VB code for better results. Includes: Folder comparison tool, standalone app for comparing and merging files and folders, code review support. [Contribute by: Cheung Tat Ming]

LINK: http://www.codeproject.com/Tips/1063482/Useful-Tools-for-ASP-NET-Developers

SQL Server Performance Tuning Tips

Database is the most important and powerful part of any application. If your database is not working properly and taking long time to compute the result, this means something is going wrong in database. Here, database tune up is required, otherwise performance of the application will degrade.
Tuning
I know a lot of articles already published on this topic. But in this article, I tried to provide a list of database tune up tips that will cover all the aspects of database. Database tuning is a very critical and fussy process. It is true that database tuning is a database admin task but we should have the basic level of knowledge for doing this. Because, if we are working on a project where there is no role of admin, then it is our responsibility to the maintain the performance of the database. If performance of database is degraded, then it will cause worst effect on the whole system. In this article, I will explain some basic database tuning tips that I learned from my experience and from my friends who are working as database administrator. Using these tips, you can maintain or upgrade the performance of your database system. Basically, these tips are written for SQL Server but we can implement these into another databases too, like Oracle and MySQL. Please read these tips carefully and at the end of article, let me know if you find something wrong or incorrect.

Avoid Null value in fixed length field

We should avoid the Null value in fixed length fields because if we insert the NULL value in a fixed length field, then it will take the same amount of space as the desired input value for that field. So, if we require a null value in a field, then we should use a variable length field that takes lesser space for NULL. The use of NULLs in a database can reduce the database performance, especially,  in WHERE clauses. For example, try to use varchar instead of char and nvarchar.

  1. Never use Select * Statement:

When we require all the columns of a table, we usually use a “Select *” statement. Well, this is not a good approach because when we use the “select *” statement, the SQL Server converts * into all column names before executing the query, which takes extra time and efforts. So, always provide all the column names in the query instead of “select *”.

Normalize tables in database

Normalized and managed tables increase the performance of a database. So,  always try to perform at least 3rd normal form. It is not necessary that all tables requires 3NF normalization form, but if any table contains 3NF form normalization, then it can be called well structured tables.

Keep Clustered Index Small

Clustered index stores data physically into memory. If the size of a clustered index is very large, then it can reduce the performance. Hence, a large clustered index on a table with a large number of rows increases the size significantly. Never use an index for frequently changed data because when any change in the table occurs, the index is also modified, and that can degrade performance.

Use Appropriate Data type

If we select inappropriate data type, it will reduce the space and enhance the performance; otherwise, it generates the worst effect. So, select an appropriate data type according to the requirement. SQL contains many data types that can store the same type of data but you should select an appropriate data type because each data type has some limitations and advantages upon another one.

Store image path instead of image itself

I found that many developers try to store the image into database instead of the image path. It may be possible that it is requirement of application to store images into database. But generally, we should use image path, because storing image into database increases the database size and reduces the performance.

USE Common Table Expressions (CTEs) instead of Temp table

We should prefer a CTE over the temp table because temp tables are stored physically in a TempDB which is deleted after the session ends. While CTEs are created within memory. Execution of a CTE is very fast as compared to the temp tables and very lightweight too.

Use Appropriate Naming Convention

The main goal of adopting a naming convention for database objects is to make it easily identifiable by the users, its type, and purpose of all objects contained in the database. A good naming convention decreases the time required in searching for an object. A good name clearly indicates the action name of any object that it will perform.

  1. * tblEmployees // Name of table
  2. * vw_ProductDetails // Name of View
  3. * PK_Employees // Name of Primary Key

Use UNION ALL instead of UNION

We should prefer UNION ALL instead of UNION because UNION always performs sorting that increases the time. Also, UNION can’t work with text datatype because text datatype doesn’t support sorting. So, in that case, UNION can’t be used. Thus, always prefer UNION All.

Use Small data type for Index

It is very important to use Small data type for index . Because, the bigger size of data type reduces the performance of Index. For example, nvarhcar(10) uses  20 bytes of data and varchar(10) uses 10 bytes of the data. So, the index for varhcar data type works better. We can also take another example of datetime and int. Datetime data type takes 8 Bytes and int takes 4 bytes. Small datatype means less I/O overhead that increases the performance of the index.

  1. Use Count(1) instead of Count(*) and Count(Column_Name):

There is no difference in the performance of these three expressions; but, the last two expressions are not good considered to be a good  practice. So, always use count(10) to get the numbers of records from a table.

Use Stored Procedure

Instead of using the row query, we should use the stored procedure because stored procedures are fast and easy to maintain for security and large queries.

Use Between instead of In

If Between can be used instead of IN, then always prefer Between. For example, you are searching for an employee whose id is either 101, 102, 103 or 104. Then, you can write the query using the In operator like this:

  1. Select * From Employee Where EmpId In (101,102,103,104)

You can also use Between operator for the same query.

  1. Select * from Employee Where EmpId Between 101 And 104

Use If Exists to determine the record

It has been seen many times that developers use “Select Count(*)” to get the existence of records. For example

  1. Declare @Count int;
  2. Set @Count=(Select * From Employee Where EmpName Like ‘%Pan%’)
  3. If @Count>0
  4. Begin
  5. //Statement
  6. End

But, this is not a proper way for such type of queries. Because, the above query performs  the complete table scan, so you can use If Exists for same query. That will increase the performance of your query, as below.

  1. IF Exists(Select Emp_Name From Employee Where EmpName Like ‘%Pan%’)
  2. Begin
  3. //Statements
  4. End

Never Use ” Sp_” for User Define Stored Procedure

Most programmers use “sp_” for user-defined Stored Procedures. I suggest to never use “sp_” for user-defined Stored Procedure because in SQL Server, the master database has a Stored Procedure with the “sp_” prefix. So, when we create a Stored Procedure with the “sp_” prefix, the SQL Server always looks first in the Master database, then in the user-defined database, which takes some extra time.

Practice to use Schema Name

A schema is the organization or structure for a database. We can define a schema as a collection of database objects that are owned by a single principal and form a single namespace. Schema name helps the SQL Server finding that object in a specific schema. It increases the speed of the query execution. For example, try to use [dbo] before the table name.

Avoid Cursors

A cursor is a temporary work area created in the system memory when a SQL statement is executed. A cursor is a set of rows together with a pointer that identifies the current row. It is a database object to retrieve the data from a result set one row at a time. But, use of a cursor is not good because it takes long time because it fetches data row by row. So, we can use a replacement of cursors. A temporary table for or While loop may be a replacement of a cursor in some case.

SET NOCOUNT ON

When an INSERT, UPDATE, DELETE or SELECT command is executed, the SQL Server returns the number affected by the query. It is not good to return the number of rows affected by the query. We can stop this by using NOCOUNT ON.

Use Try–Catch

In T-SQL, a Try-Catch block is very important for exception handling. A best practice and use of a Try-Catch block in SQL can save our data from undesired changes. We can put all T-SQL statements in a TRY BLOCK and the code for exception handling can be put into a CATCH block.

Remove Unused Index

Remove all unused indexes because indexes are always updated when the table is updated so the index must be maintained even if not used.

Always create index on table

An index is a data structure to retrieve fast data. Indexes are special lookup tables that the database search engine can use to speed up data retrieval. Simply an index is a pointer to data in a table. Mainly an index increases the speed of data retrieval. So always try to keep minimum one index on each table it may be either clustered or non-clustered index.

Use Foreign Key with appropriate action

A foreign key is a column or combination of columns that is the same as the primary key, but in a different table. Foreign keys are used to define a relationship and enforce integrity between two tables. In addition to protecting the integrity of our data, FK constraints also help document the relationships between our tables within the database itself. Also define a action rules for delete and update command , you can select any action among the No Action, Set NULL, Cascade and set default.

Use Alias Name

Aliasing renames a table or a column temporarily by giving another name. The use of table aliases means to rename a table in a specific SQL statement. Using aliasing, we can provide a small name to large name that will save our time.

Use Transaction Management

A transaction is a unit of work performed against the database. A transaction is a set of work (T-SQL statements) that execute together like a single unit in a specific logical order as a single unit. If all the statements are executed successfully then the transaction is complete and the transaction is committed and the data will be saved in the database permanently. If any single statement fails then the entire transaction will fail and then the complete transaction is either cancelled or rolled back.

Use Index Name in Query

Although in most cases the query optimizer will pick the appropriate index for a specific table based on statistics, sometimes it is better to specify the index name in your SELECT query.

Example

  1. SELECT
  2. e.Emp_IId,
  3. e.First_Name,
  4. e.Last_Name
  5. FROM dbo.EMPLOYEE e
  6. WITH (INDEX (Clus_Index))
  7. WHERE e.Emp_IId > 5
  8. Select Limited Data

We should retrieve only the required data and ignore the unimportant data. The less data retrieved, the faster the query will run. Rather than filtering on the client, push as much filtering as possible on the server-end. This will result in less data being sent on the wire and you will see results much faster.

Drop Index before Bulk Insertion of Data

We should drop the index before insertion of a large amount of data. This makes the insert statement run faster. Once the inserts are completed, you can recreate the index again.

Use Unique Constraint and Check Constraint

A Check constraint checks for a specific condition before inserting data into a table. If the data passes all the Check constraints then the data will be inserted into the table otherwise the data for insertion will be discarded. The CHECK constraint ensures that all values in a column satisfies certain conditions.

A Unique Constraint ensures that each row for a column must have a unique value. It is like a Primary key but it can accept only one null value. In a table one or more column can contain a Unique Constraint. So we should use a Check Constraint and Unique Constraint because it maintains the integrity in the database.

Importance of Column Order in index

If we are creating a Non-Clustered index on more than one column then we should consider the sequence of the columns. The order or position of a column in an index also plays a vital role in improving SQL query performance. An index can help to improve the SQL query performance if the criteria of the query matches the columns that are left most in the index key. So we should place the most selective column at left most side of a non-clustered index.

Recompiled Stored Procedure

We all know that Stored Procedures execute T-SQL statements in less time than the similar set of T-SQL statements are executed individually. The reason is that the query execution plan for the Stored Procedures are already stored in the “sys.procedures” system-defined view. We all know that recompilation of a Stored Procedure reduces SQL performance. But in some cases it requires recompilation of the Stored Procedure. Dropping and altering of a column, index and/or trigger of a table. Updating the statistics used by the execution plan of the Stored Procedure. Altering the procedure will cause the SQL Server to create a new execution plan.

Use Sparse Column

Sparse column provide better performance for NULL and Zero data. If you have any column that contain large amount numbers of NULL and Zero then prefer Sparse Column instead of default column of SQL Server. Sparse column take lesser space then regular column (without SPARSE clause).

Example

  1. Create Table Table_Name
  2. (
  3. Id int, //Default Column
  4. Group_Id int Sparse // Sparse Column
  5. )

Avoid Loops In Coding

Suppose you want to insert 10 of records into table then instead of using a loop to insert the data into table you can insert all data using single insert query.

  1. declare @int int;
  2. set @int=1;
  3. while @int<=10
  4. begin
  5. Insert Into Tab values(@int,‘Value’+@int);
  6. set @int=@int+1;
  7. end

Above method is not a good approach to insert the multiple records instead of this you can use another method like below.

  1. Insert Into Tab values(1,‘Value1’),(2,‘Value2’),(3,‘Value3’),(4,‘Value4’),(5,‘Value5’),(6,‘Value6’),(7,‘Value7’),(8,‘Value8’),(9,‘Value9’),(10,‘Value10’);

Avoid Correlated Queries

In A Correlated query inner query take input from outer(parent) query, this query run for each row that reduce the performance of database.

  1. Select Name, City, (Select Company_Name
  2. from
  3. Company where companyId=cs.CustomerId) from Customer cs

The best method is that wehsould be prefer the join instaed of correlated query as below.

  1. Select cs.Name, cs.City, co.Company_Name
  2. from Customer cs
  3. Join
  4. Company co
  5. on
  6. cs.CustomerId=co.CustomerId

Avoid index and join hints

In some cases, index and join hint may be increase the performance of database, but if you provide any join or index hint then server always try to use the hint provided by you although it have a better execution plan, so such type of approach may be reduce the database performance. Use Join or index hint if you are confidence that there is not any better execution plan. If you have any doubt then make server free to choose a execution plan.

Avoid Use of Temp table

Avoid use of temp table as much as you can because temp table is created into temp database like any basic table structure. After completion of the task, we require to drop the temp table. That rises the load on database. You can prefer the table variable instead of this.

Use Index for required columns

Index should be created for all columns which are using Where, Group By, Order By, Top, and Distinct command.

Don’t use Index for following condition

It is true that use of index makes the fast retrieval of the result. But, it is not always true. In some cases, the use of index doesn’t affect the performance of the query. In such cases, we can avoid the use of index.

  1. When size of table is very small.
  2. Index is not used in query optimizer
  3. DML(insert, Update, Delete) operation are frequent used.
  4. Column contain TEXT, nText type of data.

Use View for complex queries

If you are using join on two or more tables and the result of queries is frequently used, then it will be better to make a View that will contain the result of the complex query. Now, you can use this View multiple times, so that you don’t have to execute the query multiple times to get the same result.

Make Transaction short

It will be better to keep the transaction as short as we can. Because, big size of transaction makes the table locked and reduces the database concurrency. So, always try to make shorter transactions.

Use Full-text Index

If your query contains multiple wild card searches using LIKE(%%), then use of Full-text Index can increase the performance. Full-text queries can include simple words and phrases or multiple forms of a word or phrase. A full-text query returns any document that contains at least one match (also known as a hit). A match occurs when a target document contains all the terms specified in the Full-text query, and meets any other search conditions, such as the distance between the matching terms.

Thanks for reading the article. As I have asked in the starting, if you have any doubt or I wrote something wrong, then write me back in comments section.

 

LINK: http://www.c-sharpcorner.com/article/sql-server-performance-tuning-tips/

Top 10 Characteristics Of A Good Website

A website is a public application that usually targets any number of users. If you’re building a website, you want to make sure you build something that is likeable and usable. In this article, I talk about top 10 characteristics a good website must possess.

Functional

A website is designed to serve a purpose, usually to solve a problem. For example, a job board has a purpose where employers can post jobs and job seekers can find and apply for jobs. Once applied, there should be a way for candidates and employers to communicate and keep up to date with a job application. If you build a job board and it only lets you post jobs, that’s not enough.

Easiness

A website should be easy to use and navigate. When users visit your website, do they find the information they are looking for, without struggling? Does your website provide easy navigation to jump from one page to another and go back?

Relevant Content

You do not want to put content on a website that is not relevant to the users. You do not want to put car details on a job board. If your website is a job board, it should have content and tips related to being a good candidate such as how to create a professional resume and how to behave in an interview. You do not want to post about cars or sports on a job board.

Modern

You want to make sure your website is using current trends and technologies. You do not want to build a website that does not support today’s needs. For example, responsiveness and fluid web designs are the key requirements for modern websites. You do not want to create fixed page layouts for your website that doesn’t support mobile readability.

Optimized

Your website and its content should be optimized for different devices, browsers, data speed, search engines, and users. If your website is not optimized for mobile data users and their download speed, users may leave your website. If your website does not support common modern browsers, you may be missing out on some users. If your website is not optimized for popular smartphones and their sizes, users may not want to visit your website.

Responsive

Responsive web design is a modern need. A responsive website changes its layout and options to fit the device and browser size. For example, a website may provide more options on a large PC monitor compared to on a mobile phone.

Performance and Speed

Does your website load fast enough to show visitors what they are looking for? Your website can’t be slow when presenting content to its visitors. If your website takes more than two seconds to load, it is probably too slow.

Reliable

Is your website reliable? If I apply for a job, does your website send me on-time notifications and messages to keep me posted with the updates? Can I access your website whenever and wherever? Is your website up and running 24/7?

Scalable

Do you have sufficient infrastructure to support your website and its visitors? A website should be able to scale to a number of potential visitors. Not only should the website’s user interface be scalable but the back-end database, APIs, and services too should be able to scale.

Secure

Security is a major concern to today’s web visitors. You need to make sure that your website follows industry standards and guidelines. For example, if you have user registration feature, you want to make sure that user passwords are encrypted and not displayed in plain text. You also want to ensure that the website is secure and uses SSL encryption. If you’ve forgotten a password feature, you do not want to provide a reset password feature without asking the security questions to the user.

LINK: http://www.c-sharpcorner.com/article/top-10-characteristics-of-a-good-website/

NFC là gì? Sử dụng như thế nào?

NFC là gì?

600x126

NFC (Near-Field Communications) là công nghệ kết nối không dây phạm vi tầm ngắn trong khoảng cách 4 cm, sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau. NFC được phát triển dựa trên nguyên lý nhận dạng bằng tín hiệu tần số vô tuyến (Radio-frequency identification – RFID), hoạt động ở dải băng tần 13.56 MHz và tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa 424 Kbps.

Do khoảng cách truyền dữ liệu khá ngắn nên giao dịch qua công nghệ NFC được xem là an toàn.Thiết bị được trang bị NFC thường là điện thoại di động, có thể giao tiếp với các thẻ thông minh, đầu đọc thẻ hoặc thiết bị NFC tương thích khác. Ngoài ra, NFC còn được kết hợp nhiều công nghệ sử dụng trong các hệ thống công cộng như bán vé, thanh toán hóa đơn…

Lịch sử của NFC?

Phát minh đầu tiên gắn liền với công nghệ RFID được cấp cho Charles Walton vào năm 1983. Năm 2004, Nokia, Philips và Sony thành lập Diễn đàn NFC (NFC Forum). NFC Forum đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của công nghệ NFC, khuyến khích người dùng chia sẻ, kết hợp và thực hiện giao dịch giữa các thiết bị NFC. Đối với các nhà sản xuất, NFC Forum là tổ chức khuyến khích phát triển và cấp chứng nhận cho những thiết bị tuân thủ tiêu chuẩn NFC. Hiện tại, NFC Forum có 140 thành viên trong đó bao gồm rất nhiều thương hiệu lớn như LG, Nokia, HTC, Motorola, RIM, Samsung, Sony Ericsson, Google, Microsoft, PayPal, Visa, Mastercard, American Express, Intel, Qualcomm…

Năm 2006, NFC Forum bắt đầu thiết lập cấu hình cho các thẻ nhận dạng NFC (NFC tag) và cũng trong năm này, Nokia đã cho ra đời chiếc điện thoại hỗ trợ NFC đầu tiên là Nokia 6131. Tháng 1/2009, NFC công bố tiêu chuẩn Peer-to-Peer để truyền tải các dữ liệu như danh bạ, địa chỉ URL, kích hoạt Bluetooth, v.v…

Với sự phát triển thành công của hệ điều hành Android, năm 2010, chiếc smartphone thế hệ 2 của Google là Nexus S đã trở thành chiếc điện thoại Android đầu tiên hỗ trợ NFC. Cuối cùng, tại sự kiện Google I/O năm 2011, NFC một lần nữa chứng tỏ tiềm năng của mình với khả năng chia sẻ không chỉ danh bạ, địa chỉ URL mà còn là các ứng dụng, video và game.

Thêm vào đó, công nghệ NFC cũng đang được định hướng để trở thành một công cụ thanh toán trên di động hiệu quả. Một chiếc smartphone hay máy tính bảng gắn chip NFC có thể thực hiện giao dịch qua thẻ tín dụng hoặc đóng vai trò như một chìa khóa hoặc thẻ ID. Vào thời điểm hiện tại, NFC được tích hợp vào rất nhiều thiết bị chạy trên nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau, gồm Android (Nexus 4, Galaxy Nexus, Nexus S, Galaxy S III và HTC One); Windows Phone (các máy Nokia Lumia và HTC Windows Phone 8X) và nhiều thiết bị BlackBerry cũng tích hợp NFC. Tuy nhiên, iPhone của Apple vẫn chưa tích hợp phần cứng NFC.

Nhật Bản là quốc gia đã áp dụng NFC rất sớm. Vào tháng 7/2004, chiếc điện thoại đầu tiên hỗ trợ NFC để thanh toán di động đã được ra mắt ở Nhật Bản và đến thời điểm này đã có khoảng 100 triệu người đăng ký dịch vụ thanh toán di động qua công nghệ NFC. Công nghệ Nhật Bản sử dụng gọi là “FeliCaoh yeah”, một công nghệ riêng nhưng nó cũng được xây dựng trên nền của NFC. Dù vậy, Nhật Bản cũng đang cố gắng tiêu chuẩn hóa công nghệ của họ để phù hợp hơn với thế giới.

Trong khi ứng dụng thanh toán di động ở Nhật Bản đã phát triển từ rất lâu, ở những nơi khác trên thế giới mới chỉ thử nghiệm trong thời gian gần đây, đặc biệt là ở các quốc gia châu Âu và một vài vùng ở Mỹ.

NFC hoạt động như thế nào? Sử dụng ra sao?

600x273

Để NFC hoạt động, chúng ta buộc phải có 2 thiết bị, 1 là thiết bị khởi tạo (initiator) và thiết bị thứ 2 là mục tiêu (target). Bí mật của NFC nằm ở đây, initiator sẽ chủ động tạo ra những trường sóng radio (bản chất là bức xạ điện từ) đủ để cung cấp năng lượng cho target vốn hoạt động ở chế độ bị động. Target của NFC sẽ không cần điện năng, năng lượng để nó hoạt động lấy từ thiết bị initiator. Đây là một đặc điểm cực kỳ có ý nghĩa vì nó cho phép người ta chế tạo những thẻ tag, miếng dán, chìa khóa hay thẻ NFC nhỏ gọn hơn do không phải dùng pin.

Bạn muốn một ví dụ về ứng dụng của NFC trong thực tế? Hãy tượng tượng bạn đến rạp chiếu phim, tại rạp có tấm poster giới thiệu phim mới rất thú vị, chúng ta chỉ việc chạm điện thoại vào poster, tất cả các thông tin về phim đó sẽ hiện lên trên điện thoại, link dẫn tới trailer, đánh giá, lịch chiếu phim ở rạp gần nhất hay trang web mua vé online….

Bên cạnh việc chế tạo các thiết bị đơn giản trên, NFC còn có thể dùng được trong các thiết bị phức tạp hơn do tính linh hoạt của nó. Chẳng hạn như điện thoại vừa có thể đóng vai trò initiator hay target hay hoạt động ở chế độ ngang hàng (peer to peer). Tiếp tục ví dụ ở trên, sau khi mua vé thông qua tờ poster thì bạn có thể đi vào rạp chiếu phim, chạm điện thoại vào máy đọc (khi này điện thoại đóng vai trò target) và thế là xong!

Ứng dụng của NFC

Hiện tại chúng ta thấy có quá nhiều đồn thổi về việc sử dụng NFC, đặc biệt là trong việc thanh toán, biến điện thoại thành ví điện tử. NFC có tiềm năng để thực hiện việc đó, loại bỏ thẻ tín dụng, séc (cheque) và các phương tiện thanh toán khác. Nhưng liệu NFC có được sử dụng làm gì khác nữa hay không?

Tuy có nhiều tác dụng nhưng việc sử dụng NFC được chia làm 4 nhóm: Touch and Go (ví dụ như chạm vào để mở cửa), Touch and Confirm (bổ sung thêm một lớp bảo mật cho thanh toán di động, chẳng hạn như nhập mã PIN để xác nhận thanh toán) hay Touch and Connect (chia sẻ dữ liệu với một thiết bị khác) và Touch and Explore (khám phá những dịch vụ được cung cấp)

Mạng xã hội: Mạng xã hội đã bùng nổ trên toàn thế giới và trên các thiết bị di động, mạng xã hội đã trở thành một yếu tố không thể thiếu song song với những tính năng cơ bản khác. Với sự hỗ trợ của NFC, người dùng có thể mở rộng và khai thác hiệu quả các tính năng như:

Chia sẻ tập tin: với việc kết nối 1 chạm giữa 2 thiết bị hỗ trợ NFC, người dùng có thể ngay lập tức chia sẻ danh bạ, hình ảnh, bài hát, video, ứng dụng hoặc địa chỉ URL. Ví dụ như với một chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Windows Phone 8, bạn có thể sử dụng công nghệ NFC để chia sẻ hình ảnh hoặc sử dụng các thiết bị có tương thích với NFC – ví dụ như bộ loa Nokia Play 360 để thưởng thức âm thanh chất lượng cao qua loa mà không cần dây nối.

600x372

Điện thoại và Loa NFC

Tiền điện tử (electronic money): người dùng chỉ việc kết nối và nhập số tiền cần chi trả;

Chơi game trên di động: kết nối giữa 2 hay nhiều thiết bị để cùng chơi game, đặc biệt là các game đối kháng hoặc đua xe.

500x281

Chạm để chơi Angry Birds

Kết nối Bluetooth và WiFi: NFC có thể được dùng để kích hoạt các kết nối không dây tốc độ cao để mở rộng khả năng chia sẻ nội dung. NFC có thể thay thế quy trình ghép nối khá rắc rối giữa các thiết bị Bluetooth hay quy trình thiết lập kết nối WiFi với mã PIN, chỉ với việc để 2 thiết bị gần nhau để ghép nối hoặc kết nối vào mạng không dây.

Thương mại điện tử

500x371

Ứng dụng của NFC trong thương mại điện tử

– Vận chuyển công cộng: Có thể coi đây là 1 phần của thanh toán di động nhưng nó cũng nên được đề cập riêng. Các phương tiện vận chuyển công cộng ở các thành phố lớn rất cần những phương thức thanh toán tiện lợi như NFC, thực tế thì một số thành phố như Nice ở Pháp đã cho khách hàng trả tiền xe bus, tàu điện ngầm hay xe điện qua điện thoại NFC.

– Mua vé: Bạn có thể mua bất cứ loại vé nào với điện thoại NFC, từ vé phim, vé ca nhạc, các sân vận động hay thậm chí thay cho việc làm thủ tục ở sân bay.

– Chìa khóa: Hãy tưởng tượng đến việc vứt bỏ toàn bộ chìa khóa của bạn ở nhà mà thay vào đó là 1 chiếc điện thoại di động thôi. Với việc sử dụng NFC, tất cả những gì bạn cần làm là chạm nhẹ vào cửa nhà, văn phòng hay khách sạn, khởi động xe…..

– So sánh sản phẩm khi mua sắm: Bất cứ khi nào mua gì, bạn chỉ việc vẫy nhẹ điện thoại là đã có thể xem thông tin, đánh giá hay giá của sản phẩm đó từ các cửa hàng khác. Hiện tại chúng ta thường dùng mã vạch (barcode) để làm việc này nhưng NFC giúp mọi thứ nhanh hơn rất nhiều.

– Check-in và đánh giá về một địa điểm nào đó: Gần đây, Google đã bắt đầu dán những nhãn NFC trên một số cửa hàng và nhà hàng tại Mỹ. Với điện thoại NFC, bạn chỉ cần chạm nhẹ vào là đã tham khảo được thông tin, đánh giá, thức ăn hay hàng hóa bên trong. Những bạn hay sử dụng Foursquare để checkin cũng được lợi, không cần mạng hay GPS nữa mà chỉ cần chạm vào thẻ để checkin.

– Nhận diện hàng giả: Đây là công dụng mới nhất của NFC, một công ty có tên gọi Inside Secure vừa cho ra mắt những tag nhằm xác thực sản phẩm là hàng giả hay hàng thật. Ví dụ, bạn nhìn thấy một chiếc túi xách Prada mắc tiền trên người ngôi sao X nào đó, không biết là hàng thật hay hàng giả, chỉ việc đưa điện thoại đến sát chiếc túi xách thì nó sẽ nhận được ngay (tất nhiên là việc này chỉ thực hiện được trong tương lai, khi mà các túi xách đều có chip NFC được nhúng sẵn).

NFC có khác biệt gì so với các công nghệ không dây khác?

500x329

NFC so với các mạng không dây khác

– Bluetooth: NFC có thể giống Bluetooth ở một vài mặt nào đó, chẳng hạn như chúng đều là giao tiếp không dây với phạm vi ngắn, nó cũng giống RFID (Radio Frequency ID) trong việc sử dụng các sóng radio để nhận diện. Tuy nhiên, NFC lại sở hữu những đặc tính rất riêng tách biệt hẳn với Bluetooth và RFID.

NFC truyền tải dữ liệu ở những khoảng cách rất nhỏ so với phạm vi của Bluetooth, chẳng hạn như tối đa chỉ từ 4-10cm so với 10m từ Bluetooth, trong khi công nghệ RFID thậm chí còn có thể đạt đến mức độ nhận sóng tính bằng km trong một số trường hợp. Nhiều người cho rằng khoảng cách này quá nhỏ và là hạn chế của NFC nhưng đây chính là ưu điểm của nó, giới hạn 4-10cm được đặt ra nhằm tránh trình trạng chống chéo sóng trong khu vực đông đúc cũng như hạn chế các tương tác mà người dùng không mong muốn.

Một nhân tố khác làm cho NFC khác biệt so với Bluetooth là nó kết nối với các thiết bị khác nhanh hơn rất nhiều, kể cả Bluetooth 3.0 và 4.0 mới nhất. Thay vì phải thiết lập tay để nhận diện 2 máy Bluetooth với nhau, 2 thiết bị NFC tự động hiểu và kết nối chỉ trong 1/10 giây. Trong thực tế, NFC cũng thường dùng để loại bỏ quá trình kết nối phức tạp giữa 2 thiết bị Bluetooth.

Cuối cùng, tốc độ cũng là điểm khác biệt giữa NFC và Bluetooth. NFC hoạt động ở tần số radio băng tần ISM 13,56MHz và tốc độ chạy từ 106-424Kbps trong khi bằng tần của Bluetooth là 2,4GHz nên tốc độ đạt 2.1Mb/s ở phiên bản 2.1 EDR. Đối với bản 3.0+HS thì tốc độ tối đa Bluetooth lên tới 24Mbps.

– Công nghệ Wi-Fi: dành cho mạng nội bộ (LAN) cho phép mở rộng hệ thống mạng hay thay thế cho mạng có dây trong phạm vi khoảng 100 mét.

– ZigBee: là công nghệ không dây có khả năng kiểm soát và giám sát các ứng dụng trong ngành công nghiệp và khu nhà ở trong phạm vi hơn 100 mét.

– IrDA: là chuẩn liên lạc không dây tầm ngắn (<1 mét), truyền dữ liệu qua tia hồng ngoại. Giao diện IrDA thường được dùng ở các máy tính và ĐTDĐ.

– Thẻ thông minh không tiếp xúc (contactless smart card) tích hợp trong chip để truyền dữ liệu đến đầu đọc nhờ công nghệ RFID. Ví dụ, thẻ thông minh truyền dữ liệu qua chuẩn ISO/IEC 14443 và FeliCa trong phạm vi khoảng 10cm.

Nguy cơ bảo mật

500x333

NFC có mức độ bảo mật không cao

Mặc dù cự ly giao tiếp của NFC chỉ giới hạn trong một vài cm nhưng bản thân NFC không mang tính bảo mật cao. Năm 2006, hai nhà nghiên cứu Ernst Haselsteiner và Klemens Breitfuss đã mô tả những hình thức tấn công khác nhau nhằm vào NFC cũng như cách thức khai thác khả năng phản khán của NFC trước các hành vi tấn công nhằm thiết lập mã bảo mật riêng.

Để bảo vệ, NFC buộc phải sử dụng các giao thức mã hóa lớp cao như SSL nhằm thiết lập một kênh giao tiếp an toàn giữa các thiết bị hỗ trợ. Để bảo mật, dữ liệu NFC sẽ cần phải có sự kết hợp từ nhiều phía gồm nhà cung cấp dịch vụ – họ cần phải bảo vệ các thiết bị hỗ trợ NFC với các giao thức mã hóa và xác thực; người dùng – họ cũng cần bảo vệ thiết bị và dữ liệu cá nhân với mật khẩu hay chương trình chống virus; các nhà cung cấp ứng dụng và hỗ trợ giao dịch – họ cần phải sử dụng các chương trình chống virus hay các giải pháp bảo mật khác để ngăn chặn phần mềm gián điệp và mã độc từ các hệ thống phát tán.

Nghe trộm NFC: Tín hiệu RF dành cho quy trình truyền tải dữ liệu không dây có thể bắt được bởi ăng-ten. Khoảng cách mà kẻ tấn công có thể khai thác và đánh cắp tín hiệu RF phụ thuộc vào rất nhiều tham số nhưng thông thường nằm trong phạm vi vài m trở lại. Tuy nhiên, NFC hỗ trợ 2 chế độ hoạt động là chủ động (active) và bị động (passive). Vì vậy, khả năng hacker có thể “nghe lén” tín hiệu RF bị tác động rất lớn bởi 2 chế độ này. Nếu một thiết bị bị động không tạo ra trường RF của riêng nó thì sẽ khó có cơ hội cho hacker bắt được tín hiệu RF hơn là một thiết bị chủ động.

Thay đổi dữ liệu NFC: Dữ liệu NFC có thể bị phá hủy dễ dàng bởi các thiết bị gây nhiễu sóng RIFD. Hiện tại vẫn không có cách nào ngăn chặn hình thức tấn công này. Tuy nhiên, nếu các thiết bị hỗ trợ NFC có thể kiểm tra trường tín hiệu RF khi đang gửi dữ liệu đi thì chúng có thể phát hiện ra cuộc tấn công. Liệu hacker có cơ hội chỉnh sửa dữ liệu hay không? Câu trả lời là rất khó. Để thay đổi dữ liệu đã truyền dẫn, hacker phải xử lý từng bit đơn của tín hiệu RF.

Nguy cơ thất lạc: Nếu người dùng làm mất thẻ NFC hoặc điện thoại hỗ trợ NFC thì họ đã “mở đường” cho người nhặt được khai thác chức năng của nó. Ví dụ, bạn sử dụng điện thoại để giao dịch qua NFC, nếu bạn làm mất, người nhặt được có thể dùng điện thoại của bạn để mua mọi thứ họ muốn. Như đã nói ở trên, bản thân NFC không có khả năng bảo mật và nếu điện thoại của bạn được bảo vệ bởi mã PIN thì đây được xem như một yếu tố xác nhận duy nhất. Vì vậy, để ngăn ngữa những nguy cơ khi làm mất thiết bị, người dùng phải sử dụng những tính năng bảo mật nâng cao chứ không chỉ đơn thuần là mật mã mở khóa máy hay mã PIN.

NFC Tag (Thẻ NFC)

586x440

Thẻ NFC

Loại hình NFC đang được ứng dụng hiện nay là thẻ nhận dạng NFC (NFC tag). Thẻ nhận dạng NFC có vai trò tương tự mã vạch hay mã QR. Thẻ NFC thường chứa dữ liệu chỉ đọc nhưng cũng có thể ghi đè được. Chúng có thể được tùy biến, mã hóa bởi nhà sản xuất hoặc sử dụng những thông số riêng do NFC Forum cung cấp. Thẻ NFC có thể lưu trữ an toàn các dữ liệu cá nhân như thông tin tài khoản tín dụng, tài khoản ghi nợ, dữ liệu ứng dụng, mã số PIN, mạng lưới danh bạ, v.v.. NFC Forum đã phân ra 4 loại thẻ NFC trong đó mỗi loại lại có tốc độ giao tiếp và khả năng được tùy biến, bộ nhớ, bảo mật và thời hạn sử dụng khác nhau.

Thông số kỹ thuật của các thiết bị được hỗ trợ

NFC được phát triển dựa trên nhiều công nghệ không dây cự ly ngắn, khoảng cách thường dưới 4 cm. NFC hoạt động theo tần số 13.56 MHz và tốc độ truyền tải khoảng từ 106 kbit/s đến 848 kbit/s. NFC luôn yêu cầu một đối tượng khởi động và một đối tượng làm mục tiêu, chúng ta có thể hiểu nôm na là một máy sẽ đóng vai trò chủ động và máy còn lại bị động. Máy chủ động sẽ tạo ra một trường tần số vô tuyến (RF) để giao tiếp với máy bị động. Vì vậy, đối tượng bị động của NFC rất đa dạng về hình thái từ các thẻ nhận dạng NFC, miếng dán, card, v.v… Ngoài ra, NFC cũng cho phép kết nối giữa các thiết bị theo giao thức peer-to-peer.

– Loại thẻ nhận dạng NFC hiện đang được cung cấp có bộ nhớ từ 96 đến 512 byte;

– NFC sử dụng cảm ứng từ giữa 2 ăng-ten lặp đặt trên mỗi mặt tiếp xúc và hoạt động trên tần số 13.56 MHz;

– Trên lý thuyết thì cự ly hoạt động giữa 2 ăng-ten tối đa là 20 cm nhưng trên thực tế chỉ khoảng 4 cm;

– NFC hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu theo các mức từ 106, 212, 424 đến 848 kbit/s;

Thiết bị hỗ trợ NFC có thể nhận và truyền dữ liệu trong cùng 1 lúc. Vì vậy, thiết bị có thể nhận biết nhiễu loạn nếu tần số tín hiệu đầu thu không khớp với tần số tín hiệu đầu phát.

Tiến độ phát triển của NFC

Cuối năm 2012, tại Mỹ, một số công ty đã chấp nhận hình thức thanh toán sử dụng NFC. Trong lúc đợi nhiều công ty nữa chấp nhận hình thức thanh toán qua NFC, tất nhiên công nghệ này vẫn chưa thể giúp người sử dụng rời xa chiếc ví của mình.

Yossi Yarkoni, CEO của Digimo, cho rằng lý do khiến các nhà bán lẻ chưa sử dụng NFC rộng rãi có liên quan đến vấn đề an ninh. Họ lo ngại rằng nhà cung cấp ví điện tử NFC và các công ty  tín dụng hữu quan có thể sẽ lấy các thông tin quan trọng của người sử dụng. Ngoài ra, có rất ít người dùng những smartphone có tích hợp NFC, nên số người sử dụng công nghệ này sẽ không nhiều. Cho đến khi các thiết bị có thể tích hợp NFC được tung ra thị trường và những câu hỏi về vấn đề sở hữu thông tin được giải thích rõ ràng thì NFC vẫn còn rất ít cơ hội thâm nhập sâu vào các hệ thống thanh toán.

Các công ty công nghệ di động đang đánh cuộc rất lớn vào công nghệ giao tiếp gần NFC, đến nỗi Google đã phát triển một ứng dụng có tên Wallet có thể tích hợp với NFC còn Microsoft thì thúc giục các nhà sản xuất thiết bị Windows Phone 8 sử dụng chip NFC như một phần cơ bản của sản phẩm. Chỉ mới được bắt đầu nhưng các hệ thống thanh toán “không phải chạm” ứng dụng NFC có thể sẽ khiến bạn không cần đến ví trong một tương lai không xa!

LINK: http://vnreview.vn/tu-van-di-dong/-/view_content/content/453548/nfc-la-gi-su-dung-nhu-the-nao

[Video] Khám phá bên trong Piaggio Medley ABS 125cc

Hôm qua mình ghé Piaggio SAPA thì thấy có một chiếc Medley ABS 125cc đã tháo tung dàn áo nên tranh thủ khám phá bên trong nó xem thế nào. Về cơ bản thì Medley ABS đã trang bị khá nhiều hệ thống điện tử, cảm biến và phần khung sườn được làm rất cứng cáp. Trong video dưới đây, các bạn sẽ nhìn thấy được một số chi tiết phía sau lớp áo của chiếc Piaggio Medley ABS.

Xe.Tinhte.vn-Ben-trong-Piaggio-Medley-ABS-11.

Ở phần đầu xe có 2 chi tiết đáng chú ý là cảm biến độ nghiêng ở ngay mũi. Cảm biến này có nhiệm vụ tắt động cơ khi xe bị nghiêng dưới 45 độ so với mặt đường. Ví dụ khi xe bị ngã thì lập tức sẽ tắt máy, tránh tình trạng khi dựng xe lên tay người vô tình vặn lên ga và chiếc xe sẽ lao về phía trước, rất nguy hiểm.

Xe.Tinhte.vn-Ben-trong-Piaggio-Medley-ABS-13.

Bộ phận quan trọng thứ hai nằm ở đầu xe chính là cụm điều khiển phanh ABS 2 kênh. Ở đây có hệ thống xử lý tín hiệu nhận được từ các đĩa đọc, cảm biến; sau đó gửi tới bộ xử lý trung tâm (ECU) và ECU sẽ tính toán tất cả các thông số để đưa ra lệnh phanh chính xác nhất, tránh tình trạng bó cứng phanh.

Xe.Tinhte.vn-Ben-trong-Piaggio-Medley-ABS-3.

Ở Piaggio Medley ABS, bình ắc-quy được đặc ở phía bên phải hộc chứa đồ sau yếm xe chứ không phải dưới sàn xe.

Xe.Tinhte.vn-Ben-trong-Piaggio-Medley-ABS-1.

Toàn bộ không gian bên dưới sàn là dành cho bình xăng dung tích 7 lít.

Xe.Tinhte.vn-Ben-trong-Piaggio-Medley-ABS-2.

Phía trước bình xăng một chút là bộ xử lý trung tâm ECU. Các bạn có thể dễ dàng nhận ra nó với phần nhôm cách nhiệm màu trắng. Đây như là bộ não của chiếc xe; là nơi nhận tín hiệu và đưa ra các xử lý để chiếc xe hoạt động hiệu quả nhất.

Xe.Tinhte.vn-Ben-trong-Piaggio-Medley-ABS-15.

Ngay kế bên ECU là bộ sạc điện (dynamo) dành cho bình ắc quy. Còn lệch về phía bên trái một chút là hệ thống mở cốp điện, màu trắng, có hệ thống rút dây cáp để kéo lẫy cốp dưới yên.

Xe.Tinhte.vn-Ben-trong-Piaggio-Medley-ABS-5.

Khi tháo hết dàn áo ra thì dễ dàng thấy phần khung sườn dạng “nôi đơn thấp” với các ống thép gia cố rất cứng cáp và trông có vẻ tin cậy. Khung sườn chắc chắn sẽ giúp chiếc xe vận hành ổn định và an toàn.

Xe.Tinhte.vn-Ben-trong-Piaggio-Medley-ABS-7.

Bên phải phần khung sườn ở thân xe, Piaggio trang bị cho Medley ABS một cảm biến môi trường của Bosch. Cảm biến này có nhiệm vụ đọc thông tin của không khí nơi chiếc xe đang hoạt động, sau đó báo về ECU để quyết định sự thay đổi về gió cũng như xăng, đảm bảo chiếc xe chạy đúng công suất. Ví dụ, nếu bạn chạy Medley ABS từ Sài Gòn lên Đà Lạt, thì lúc này cảm biến môi trường xe tự động đo không và nó nhận thấy không khí loãng hơn. Lập tức tín hiệu sẽ gửi về ECU và lúc này ECU sẽ điều chỉnh lượng gió hoặc xăng phun vào buồng đốt để đảm bảo hiệu suất cho động cơ.

Xe.Tinhte.vn-Ben-trong-Piaggio-Medley-ABS-6.

Medley ABS là mẫu xe đầu tiên của Piaggio Việt Nam được trang bị thế hệ động cơ iGet 4 van mới. Đây là động cơ 125cc, SOHC, phun xăng điện tử, làm mát bằng dung dịch; cho công suất 12 mã lực tại 8.250 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại là 11,5 Nm tại 6.000 vòng/phút. Đặc biệt, Medley ABS có hệ thống dừng tạm thời RISS, tương tự như Start/Stop trên xe hơi.

Ngoài ra, 2 cải tiến nữa trên động cơ iGet 4 van mới đó là hệ thống đề khởi động xe bằng từ trường, được đặt trên trục khuỷu, giúp khởi động xe rất nhẹ nhàng, không còn tiếng rẹt rẹt lớn như trên các thế hệ xe trước đây của Piaggio. Gần như không có một âm thanh nào phát ra lúc bấm nút đề xe, trừ tiếng động cơ vang lên.

Xe.Tinhte.vn-Ben-trong-Piaggio-Medley-ABS-9.

Cải tiến thứ hai trên Piaggio Medley ABS đó là hệ thống làm mát bằng dung dịch với quạt làm mát đặt trên trục khuỷu và bơm được đặt trên gối cam. Khi nhiệt độ động cơ vượt quá 90 độ, hệ thống làm mát sẽ được kích hoạt, dung dịch làm mát được đẩy đi và làm mát cho động cơ, sau đó trả về két làm mát. Quạt sẽ quay liên tục để đảm bảo dung dịch làm mát nhanh chóng hạ nhiệt và tiếp tục chu trình.

Trong tuần sau thì Xe Tinh tế sẽ chạy thử Piaggio Medley ABS 125cc và sẽ sớm gửi đến anh em các cảm nhận cũng như đánh giá về mẫu xe tay ga được định vị cho khách hàng nam giới này.

Xe.Tinhte.vn-Ben-trong-Piaggio-Medley-ABS-1.
Nắp bình xăng được bố trí nghiêng và có lỗ thoát nước.

Xe.Tinhte.vn-Ben-trong-Piaggio-Medley-ABS-4.
Khung sườn dạng “nôi đơn thấp” với các ống thép gia cố.

Xe.Tinhte.vn-Ben-trong-Piaggio-Medley-ABS-8.
Hai phuộc nhún sau được gắn vào gần phía cuối của khung sườn.

Xe.Tinhte.vn-Ben-trong-Piaggio-Medley-ABS-10.
Cảm biến nghiêng được gắn ở mũi xe.

Xe.Tinhte.vn-Ben-trong-Piaggio-Medley-ABS-12.
Bên trong phần đầu xe.

Xe.Tinhte.vn-Ben-trong-Piaggio-Medley-ABS-14.
Cận cảnh cảm biến nghiêng.

Xe.Tinhte.vn-Ben-trong-Piaggio-Medley-ABS-16.
Dưới nắp chụp màu đen là bugi.